1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nguyễn Bính bong..bong

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi pthuy, 30/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. pthuy

    pthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2003
    Bài viết:
    759
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Bính bong..bong

    trong cuốn Thi nhân Việt Nam, hai soạn giả Hoài Chân-Hoài Thanh nói rằng trong mỗi con người VN chúng ta đều có một người nhà quê, nhưng vì chúng ta ngày một xa lìa nếp cũ để đến với cái mà ta gọi là văn minh nên cái người nhà quê trong ta tưởng như đã chết. Nhưng "người nhà quê" của Nguyễn Bính thì vẫn sống, vẫn ngang nhiên sống và thơ Nguyễn Bính đã đánh thức con người nhà quê tưởng như không còn nữa trong ta. Tự nhiên ta bỗng thấy vườn cau, bụi chuối và nếu Nguyễn Bính sinh ra ở thời xa xưa thì thơ của chàng thi sĩ mang tâm hồn nhà quê đó đã trở thành những câu ca dao mộc mạc:


    Nhà em có một giàn giầu
    Nhà anh có một hàng cau liên phòng
    Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
    Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?
    Hay:
    Lòng anh, giếng ngọt trong veo
    Trăng thu trong vắt, biển chiều trong xanh
    Lòng em, như bụi kinh thành
    Đa đoan vó ngựa, chung tình bánh xe


    Nhà thơ trách cô gái đấy. Và nhà thơ cũng trách cả những cô gái ở nhà quê đã ra tỉnh nữa:


    Hoa chanh nở giữa vườn chanh
    Thày u mình với chúng mình chân quê
    Hôm qua em đi tỉnh về
    Hương đồng, gió nội bay đi ít nhiều


    Đôi khi nhà thơ còn than thở những câu rất đau, làm như chỉ có một mình chàng là chung thủy và biết đau cái đau ghê gớm khi tình yêu tan vỡ:
    Đời có còn gì tươi đẹp nữa
    Buồn thì đến khóc, chết thì chôn
    Vậy Nguyễn Bính là ai, cuộc sống của chàng như thế nào và có phải chàng bị các cô gái làm cho đau khổ hay chính chàng làm cho các cô gái đau khổ? Năm nay, 2006, đúng 40 năm sau ngày mất của chàng thi sĩ lãng tử "đi tới đâu có vợ tới đó," chúng ta thử xem lại thứ tình cảm không hiểu nên gọi là đa tình hay nên gọi là đa đoan " gây nên khá nhiều đổ vỡ " của chàng thi sĩ này.


    Tiểu sử Nguyễn Bính
    Cũng theo cuốn Thi Nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân, ông sinh năm 1919 tại làng Thiện Vinh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Vì nhà nghèo nên suốt đời không hề đến trường mà chỉ học ở nhà với cha và cậu.
    Ông làm thơ từ năm 13 tuổi. Tính tới năm 1941 là năm cuốn Thi Nhân Việt Nam ra đời, ông đã làm gần một ngàn bài thơ. Đã đăng trên các báo và tạp chí như Ngày nay, Tiểu thuyết Thứ Năm, Tiểu thuyết Thứ Bảy, Nam Cường v.v... và được giải thưởng về thơ của Tự Lực Văn Đoàn năm 1937.
    Đã xuất bản: Lỡ bước sang ngang, Tâm hồn tôi (Lê Cường, Hà Nội, 1940), Hương cố nhân (Á Châu, Hà Nội, 1941).
    Rồi từ 1941 tới 1966 là năm qua đời, ông vẫn tiếp tục sáng tác, con số đó rất lớn nhưng chưa ai tổng kết được.


    "Tình sử" của Nguyễn Bính
    Thi sĩ Nguyễn Bính là một chàng lãng tử hết sức đa tình. "Thuyền tình" của chàng ít nhất là đã bốn lần neo đậu chính thức trên dòng sông yêu như bạn bè đã biết rõ và ghi nhận được. Thế còn con số "không chính thức"? Không thể biết. Bây giờ chúng ta chỉ kể tới bốn lần "chính thức" đó mà thôi.


    Người yêu thứ nhất: Hồng Châu
    Trước tháng Tám 1945, Nguyễn Bính vào Sài Gòn. Kháng chiến bùng nổ, ông trôi giạt về đồng bằng sông Cửu Long. Từ đây, ông hòa mình vào cuộc kháng chiến chống Pháp. Đây là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời và trong sự nghiệp thơ của Nguyễn Bính. Ông tham gia mặt trận *********, sáng tác thơ ca phục vụ kháng chiến, làm chủ nhiệm Báo Cứu quốc Rạch Giá. Cuối năm 1947, ông về Phòng Chính trị khu 8, đến năm 1949 lại về Hội Văn nghệ Kháng chiến Nam Bộ tại Khu 9. Hội đã tập hợp được nhiều văn nghệ sĩ tham gia kháng chiến do Lư­u Quý Kỳ làm Chủ tịch Hội. Đây là cơ hội cho cuộc hội ngộ giữa Nguyễn Bính và Hồng Châu. Lúc này Hồng Châu từ tờ báo "Tiếng súng kháng địch" chuyển sang làm công tác tuyên huấn Xứ ủy rỗi về công tác tại báo "Phụ nữ Nam Bộ". (Tuyên huấn: tuyên truyền, huấn luyện).
    Hôm đó, Hồng Châu tới nhà Tô Hà quan sát tiệm sách của ông này để về học tập, về nhà mở tiệm sách kiếm thêm tiền sinh sống và nuôi dưỡng mẹ già (hồi đó cán bộ kháng chiến không có lương, chỉ sống dựa vào dân là chính).
    Trời m­ưa, Nguyễn Bính đi đâu đó ghé xuồng vô nhà sách thăm chủ nhân. Hoặc cũng có thể Hồng Châu có hẹn trước với Tô Hà, Tô Hà chơi thân với Nguyễn Bính, có ý vun vô nên cho Nguyễn Bính biết để tới. Rồi một cán bộ cao cấp tại địa phương nữa cũng tới. Không hiểu những người đàn ông này đã xếp đặt với nhau như thế nào nhưng khi Hồng Châu xuống bếp đun n­ước thì ở bên trên, họ bàn bạc kế hoạch "chinh phục". Mấy hôm sau, người cán bộ cao cấp địa phương gặp Hồng Châu và thuyết phục nàng rằng hiện nay địch đang có âm m­ưu lôi kéo văn nghệ sĩ. Nguyễn Bính là một nhà thơ có tài, tính rất lãng mạn, sợ Bính quen sống tại thành thị, sẽ bị ngả nghiêng theo âm mưu mua chuộc của địch chăng? Do đó cần phải tạo dựng cho Nguyễn Bính một cuộc sống ổn định để anh ta yên tâm phục vụ kháng chiến. Hồng Châu hứa về hỏi má.
    Má biểu con gái trong thời chiến tranh, cùng hoạt động với nhau, Nguyễn Bính cũng là cán bộ, má đồng ý gả. Chi tiết này đã được Nguyễn Bính thể hiện trong bài thơ "Gửi Người Vợ Miền Nam" sau khi ông tập kết ra Bắc:


    Đ­ường công tác, thuyền anh ghé bến
    Anh ngập ngừng, em thẹn quay đi
    Mẹ cư­ời, mẹ chằng nói chi
    Đã người kháng chiến mẹ thì cho không.


    Tuy nhiên, gần đây (năm 2005) bà Hồng Châu hiện đang sống tại Gia Định cho biết Nguyễn Bính còn một người vợ "miền Nam" khác nữa tên Mai Thị Mới, như vậy bài thơ không hiểu là làm cho bà hay cho cô Mới.
    Năm 1951, cuộc hôn nhân thành hình, Nguyễn Bính lo việc làm thơ tuyên truyền, ca ngợi kháng chiến còn vợ thì lo phát triển nhà sách Hồng Châu. Năm 1952, cái tổ uyên ­ương ở nơi đồng bằng sông Cửu Long có thêm một thành viên mới: một cô bé gái. Lúc đầu, Nguyễn Bính đòi đặt tên con là Nguyễn Bính Anh Thơ, nhưng Hồng Châu nhất định không chịu, bởi vì cô biết Anh Thơ là bút hiệu của một nhà thơ nữ rất nổi tiếng ở ngoài Bắc, bằng tuổi với Nguyễn Bính, nghe nói đã có một thời Nguyễn Bính yêu say đắm nhưng Hồng Châu không hiểu câu chuyện về sau ra sao, Nguyễn Bính có chinh phục được "người đẹp" hay không vì chính Nguyễn Bính cũng giấu, không nói. (Ai dại gì mà nói?).
    Có lẽ chúng ta nên biết sơ qua đôi chút về nhà thơ nữ mà "con người đa đoan" Nguyễn Bính rất say mê này.
    Anh Thơ tên thật là Vương Kiều Ân (Vương, họ cha; Kiều, họ mẹ), sinh năm 1919 (cùng năm sinh với Nguyễn Bính), gia đình công chức, quê quán ở phố Ninh Giang, huyện Thái Ninh, tỉnh Thái Bình. Cô bé đi học từ năm lên 7 tuổi. Năm 12 tuổi, lên lớp Ba, một hôm, không thuộc bài, bị cô giáo bắt phạt quỳ, cô ghét bèn bỏ học luôn.
    Chỉ vài năm sau khi bỏ học, cô có thơ đăng trên Hà Nội báo, Tiểu thuyết Thứ năm, Phụ Nữ, Ngày nay v.v.... Năm 20 tuổi (1939), được giải thưởng về thơ của Tự Lực Văn Đoàn. Năm 1941, xuất bản tập thơ Bức tranh quê do nhà Đời Nay ấn hành, rất nổi tiếng. Và cùng năm đó (1941) cô hợp tác với Bàng Bá Lân xuất bản tập thơ Xưa cũng nổi tiếng không kém. Trong cuốn "Thi Nhân Việt Nam", nhà phê bình Hoài Thanh nói rằng Anh Thơ là một trong những nhà thơ ông khâm phục và kính trọng nhất từ xưa tới nay về sự "có học" và tài năng của cô. Cô bé Vương Kiều Ân bỏ học từ năm 12 tuổi mà được một người trí thức hiểu biết rất sâu rộng và luôn luôn ăn nói thẳng thừng, đã phê bình là rất chính xác và nghiêm khắc như Hoài Thanh khen là "có học" ư? Chúng ta thử đọc một vài câu của Anh Thơ mà Hoài Thanh nói là phải người có học mới đưa vào trong thơ được như vậy:


    Chó lè lưỡi ngồi thừ nhìn cũi đóng
    Lợn trói nằm hồng hộc thở căng dây


    Cảnh trưa hè:
    Mây đi vắng, trời xanh buồn rộng rãi
    Sông im dòng, đọng nắng đứng không trôi


    Và, cảnh chiều xuân ở nơi thôn dã:
    Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng
    Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi.
    Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
    Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời


    Đúng là tài tình thật và chắc Anh Thơ đẹp lắm nên Nguyễn Bính mới say mê như vậy. Như chúng ta đã biết, Nguyễn Bính học ít nên không mê ai về tài năng mà chỉ mê về nhan sắc.
    Trở lại vấn đề đặt tên con, Hồng Châu quyết định đặt tên con gái của mình là Hồng Cầu - Nguyễn Bính Hồng Cầu.
    Hiện nay (2006), "cô bé" Nguyễn Bính Hồng Cầu đã 54 tuổi và làm trưởng phòng kế toán tại Nhà Xuất Bản Văn Nghệ số 79 đường Lý Chính Thắng, Quận 3, Sài Gòn. Bà Hồng Châu cũng còn mạnh khỏe, hiện đang sống với con gái và các cháu ngoại tại Xóm Gà Gia Định.
  2. pthuy

    pthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2003
    Bài viết:
    759
    Đã được thích:
    0
    Người yêu thứ hai: Mai Thị Mới
    Nếu cuộc hợp hôn giữa Hồng Châu và anh chàng thi sĩ đa tình Nguyễn Bính diễn ra đơn giản và nhanh chóng như thế nào thì cuộc ly hôn giữa hai người cũng diễn ra nhanh chóng và đơn giản như vậy, mặc dầu họ đã có với nhau một đứa con.
    Cuối năm 1952, tức con gái mới được mấy tháng, bị bệnh, Hồng Châu đ­em con lên Sài Gòn, ở nhờ nhà người quen tại Xóm Gà Gia Định để lo chữa chạy.
    Thời gian hai mẹ con Hồng Châu vắng nhà, cô Mai Thị Mới là công nhân làm ở một lò đư­ờng gần đấy thư­ờng đến giúp việc cho Nguyễn Bính. "Nhà thơ" lợi dụng dịp tốt, tìm cách ve vãn, tán tỉnh cô này.
    Lúc đứa bé khỏi bệnh, Hồng Châu đem con trở về thì Nguyễn Bính đã "sáng tác" trong bụng cô công nhân trẻ tuổi họ Mai được một tác phẩm bằng xương bằng thịt, và tác phẩm này tương đối đã lớn, không thể che giấu được. Tr­ước tình thế đó, Hồng Châu rất buồn và đau khổ. Nguyễn Bính th­ương lượng với Hồng Châu hãy cố gắng để cho cô Mới sinh con rồi sẽ tính sau. Hồng Châu không biết làm thế nào, uất ức bèn đem con về sống với má, cái "tổ uyên ­ương" đang hạnh phúc coi như tan vỡ.
    Vợ không còn ở đấy nữa, Nguyễn Bính liều lĩnh tới độ bán trộm cả nhà lẫn đất với giá rẻ mạt (lúc ấy tình hình đang lộn xộn, ở nhà quê việc mua bán chỉ làm giấy tay, không có chính quyền thị thực) rồi thu xếp đư­a cô Mới vào trong đồng gọi là Rạch Hang Mai để xây tổ ấm mới. Cô Mới bụng chửa lớn vẫn phải đi làm thuê kiếm ăn còn Nguyễn Bính thì đi dạy kèm mấy đứa con nít sống cho qua ngày. Ít lâu sau, cô Mới sinh một đứa con gái. Cô mắc nằm cữ không đi làm được, nhà hết tiền, bữa đói bữa no, không có sữa cho con bú. Hàng xóm đến kể cho Hồng Châu nghe tình trạng khốn khổ đó. Lúc ấy Hồng Châu còn rất trẻ, mới ngoài 20 trong khi Nguyễn Bính đã 33 tuổi. Cô có lòng bao dung của một người trẻ nên nén giận, đến thăm nom, giúp đỡ. Nguyễn Bính có miếng ăn lại định đặt tên con là Anh Thơ. Hồng Châu nhất định không chịu, nói nếu đặt tên Anh Thơ thì cô sẽ cúp, không thèm đến nữa, để cho chết đói luôn. Cô tự coi mình là "vú" (mẹ đỡ đầu) và đặt cho đứa trẻ cái tên H­ương Mai (gọi chệch địa danh Rạch "Hang Mai" - điều này do chính bà Hồng Châu kể lại). Cô Mới thấy cái tên đó sang quá nên gọi nó là con Hường, bà Hồng Châu cũng đồng ý.
    Đôi lúc bà Hồng Châu cũng có làm một vài bài thơ để than thở, trách móc khi nhớ về tình cũ mặc dầu thơ của bà không lấy gì làm hay lắm:
    Tim anh thêm bóng người
    Lòng tôi quyết xa rời
    Ôi, đâu còn pháp lý
    Ngậm ngùi chỉ riêng tôi
    (Tim lạnh)
    Tuy sống trong sự tức bực, dằn vặt nhưng bà vẫn cố tìm quên:
    Mâu thuẫn trong lòng, khó tính toán
    Thôi đừng nhớ nữa cảnh trái ngang
    Đã đem tình cũ vì non n­ước
    Còn nhắc làm chi chuyện phũ phàng
    (Hận tình)
    Sự việc không dừng ở đấy. Năm 1954, Hiệp định Genève diễn ra, VN chia cắt thành hai miền Nam - Bắc. Các cán bộ và lực lượng CS miền Nam tập kết ra Bắc. Trong đó có "ông nhà thơ" Nguyễn Bính. Như thế, lại chỉ mới sống với cô Mới được chưa đầy hai năm giống hệt như với cô Hồng Châu, ông lại chia tay mặc dầu hai trường hợp có khác nhau. Ở ngoài Bắc, nhà thơ làm thơ ca ngợi cả mình lẫn "người vợ miền Nam" không biết là cô nào (đến nay bà Hồng vẫn không nhận bài thơ đó là riêng dành cho mình):
    Em vâng tiếng gọi nư­ớc non
    Đ­ưa anh theo bóng cờ son lên đ­ường
    (Gửi người vợ miền Nam)
    Bốn năm sau (1958), vì quá nghèo nên cô Mai Thị Mới bước đi bước nữa, lấy một ông trưởng ấp góa vợ, gia đình khá giả, rất tốt bụng và yêu thương cô. Ông quý mến con bé Hường như con đẻ nên chính thức làm giấy khai sinh cho nó là con của ông, tên Trần Thị Hường để nó đi học. (Lúc đầu, con bé tên gọi là Hường nhưng không có giấy khai sinh). Con bé nết na, ngoan ngoãn, thông minh và rất chăm học, coi ông như cha vì chuyện cán bộ tập kết được giữ kín, người lớn không ai nói tới nên nó không biết. Hai năm sau, cô Mới sinh cho ông trưởng ấp được một cô con gái, ông rất mừng và đặt cho nó cái tên Trần Hồng Lệ. Ông giải thích "Hồng" là lớn còn "Lệ" là đẹp, như chữ nguy nga tráng lệ chớ không phải lệ là nước mắt. Như vậy Trần Thị Hường lớn hơn Trần Hồng Lệ sáu tuổi và hai chị em yêu quý nhau như ruột thịt.
    Nhưng sự êm đềm, hạnh phúc đó chẳng kéo dài được bao lâu. Năm 1964, khi bé Lệ được 4 tuổi thì cha của cô - vẫn còn đang làm trưởng ấp - bị giết. Không hiểu phía bên nào giết. Cô Mai Thị Mới đau đớn, kiệt sức, một mình phải nuôi hai đứa con còn thơ dại. Tuy nhiên, nhờ gia đình ông trưởng ấp khá giả nên dù ông mất ba mẹ con cũng không đến nỗi vất vả. Hai đứa trẻ lớn lên, được ăn học bình thường. Hiện nay họ ở Cần Thơ, đã thành gia thất và có đời sống êm ấm. .
  3. pthuy

    pthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2003
    Bài viết:
    759
    Đã được thích:
    0
    Người yêu thứ ba: Phạm Vân Thanh
    Sau khi tập kết ra Bắc, Nguyễn Bính sống tại Hà Nội và do uy tín về thơ của mình, được làm chủ bút một tờ báo có trụ sở đặt tại đường Lê Văn H­ưu, Hà Nội.
    Trong tòa báo có cô thư­ ký tòa soạn xinh đẹp tên là Phạm Vân Thanh (tên thật, không phải bút hiệu). Trước đây cô là sinh viên tốt nghiệp Đại học Văn khoa, con của một cán bộ ngành B­ưu điện ở Hà Nội, thuộc loại gia đình nền nếp. Chẳng bao lâu, "ông chủ bút" 36 tuổi lại tìm cách chinh phục cô thư­ ký tòa soạn kém hơn mình một giáp (lúc ấy cô 21 tuổi). Hai người ăn nằm với nhau, cô có bầu (thời ấy người ta chưa có biện pháp "kế hoạch" như bây giờ) và sinh một đứa con trai, ông đặt tên là Nguyễn Hiền. Ngay từ đầu, gia đình Vân Thanh vốn là một gia đình khá giả, bề thế, nền nếp trong khi Nguyễn Bính là anh chàng lãng tử, đi tới đâu có vợ tới đó nên họ chống đối quyết liệt. Bố mẹ Vân Thanh làm đơn kiện lên cấp trên, tố cáo nhà thơ có lối sống vô đạo đức. Giọt nư­ớc làm tràn ly, tờ báo đang sống èo uột bây giờ lại diễn ra việc này nên bị đóng cửa, Nguyễn Bính thất nghiệp, không có việc gì làm và chỉ sống hạn hẹp bằng khoản trợ cấp nhỏ bé tạm thời của Hội Nhà văn.
    Vân Thanh bị gia đình ép buộc phải đi lấy chồng để tìm kiếm hạnh phúc lâu dài. Với danh nghĩa còn "con gái" thì đâu có thể nuôi con? Nguyễn Bính phải nuôi đứa trẻ. Chàng cạy cục xin được một chân công tác ở quê nhà tức Ty Văn hóa Nam Định. Khi thu xếp đem con ra bến xe về Nam Định thì việc thương tâm xảy ra: Nguyễn Bính mắc đi vệ sinh, gửi đứa con bé bỏng nhờ một người lạ ở bến xe ẵm giùm để đi, không ngờ lúc xong, ra ngoài thì người lạ đã bế đứa trẻ đi mất, không tìm thấy đâu cả.
    Chiến sự tại miền Nam ngày càng ác liệt. Người chồng của Vân Thanh bị gọi nhập ngũ, bị đưa "đi B" (A: miền Bắc, B: miền Nam, C: Campuchia) rồi hy sinh ở đấy trong khi Vân Thanh chưa có con.
    Một chi tiết đáng thương là từ khi đứa trẻ tên Nguyễn Hiền bị thất lạc, năm nào Vân Thanh cũng may cho con một bộ quần áo vừa với tuổi của nó để mong gặp lại và để gửi gấm niềm th­ương nỗi nhớ. Nhưng đến nay vẫn không ai biết nó ở đâu cả. Gì thì gì, có thể đây là nguyên nhân khách quan không thể tránh được, nhưng cái tội lơ đãng, "quá ư nghệ sĩ" của Nguyễn Bính khó mong tha thứ.
    Vân Thanh cũng thêu bài thơ của Nguyễn Bính trên lụa - bài thơ "Đôi mắt" - để nói lên tình yêu của mình đối với nhà thơ lãng tử này:
    Đư­ờng về dựng suối treo ghềnh
    Chân ta vững bước, mắt mình dõi trông
    Chiều quê lại ngát h­ương đồng
    Đẹp sao đôi mắt tiễn chồng năm xưa.
    Người yêu thứ tư: Trần Thị Lai
    Ở Nam Định, Nguyễn Bính cần có một gia đình để neo đậu, để định cư ở cái tuổi xế chiều sau cuộc hành trình phiêu lãng nhiều năm. Và ông đã đến với bà Trần Thị Lai, một người đàn bà góa không còn trẻ nữa. Bà Lai là chị vợ ông chú tiệm cà phê Ngân Sơn ở thành phố Nam Định. Bà góa chồng và có một người con gái tên là Oanh. Sau khi lấy nhau, "chàng" và "nàng" đưa nhau về quê định sống trong giấc mộng một mái nhà tranh hai trái tim vàng. Nhưng "nàng" vốn là người thành thị, trước đây quen sống bằng đồng lương công chức của người chồng cũ, còn "chàng" là một thi sĩ lãng mạn chưa một lần cầm tới cái cày cái cuốc, làm sao sống nổi? Hạnh phúc không mỉm cười với ảo mộng của họ. Thế là chàng và nàng lại dắt díu nhau trở về thành phố. Đã túng thiếu lại thêm một đứa con trai ra đời, chàng đặt tên là Nguyễn Mạnh Hùng. Thêm một miệng ăn, Nguyễn Bính càng lâm vào cảnh túng quẫn và màn bi kịch thứ tư trong cuộc đời nhà thơ tái diễn: chàng và nàng ly biệt, nàng nuôi đứa con.
    Năm 1964, máy bay Mỹ bắt đầu đánh phá miền Bắc. Với đồng lương không đủ ăn, Nguyễn Bính theo cơ quan sơ tán về một vùng nông thôn thuộc tinh Hà Nam và sống luôn trong cơ quan. Vốn thể tạng yếu đuối lại thêm quá chật vật, kham khổ, sức khỏe ông ngày càng suy kiệt, không đú sức chống đỡ với bệnh tật. Và cái kết cục bi thảm tất yếu đã đến: ngày cận Tết Nguyên đán năm Bính Ngọ (1966), Nguyễn Bính phải vào nằm trong trạm xá nông thôn nơi sơ tán. Ngày 29 Tết (tức 30 do năm đó tháng thiếu), trạm xá nghỉ tết, y hẹn, ông đến nhà một vị nhân sĩ ở địa phương vẫn hâm mộ thơ Nguyễn Bính, và đôi khi chính ông cũng có làm thơ, lấy bút hiệu là Tân Thanh, ông mời Nguyện Bính và vài người khác đến dự bữa cỗ tất niên sau đó Nguyễn Bính sẽ tạm ở nhà ông trong mấy ngày tết, trạm xá nghỉ việc. Ăn cỗ xong, Nguyễn Bính thơ thẩn ra cầu ao rửa tay nhân đó ngắm cảnh, bỗng ông thổ huyết, gục xuống, khi đem được ra trạm xá thì ông đã ra đi vào cõi vĩnh hằng.
    Đám tang Nguyễn Bính vào đúng ngày Mồng 1 Tết nên chỉ có đại diện cơ quan ông và một người hâm mộ: ông Tân Thanh. Nhà thơ Nguyễn Bính sinh năm 1919, mất năm 1966, như vậy là được 47 tuổi.
  4. pthuy

    pthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2003
    Bài viết:
    759
    Đã được thích:
    0
    Bảo sao thằng ôn Anhdilan máu làm nhà thơ thế. Lúc nào chú ghé qua anh. Anh tặng chú cuốn Nero nhà thơ bạo chúa xuất bản năm 1985 của NXB Văn Học do Lê Xuân Giang dịch nhé. Mang về làm quà cho ai thì làm
  5. deny_me

    deny_me Ma Xó

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    7.776
    Đã được thích:
    0

    Vậy những người máu làm nhà văn thì sao ạ
    ngày xưa đọc được hai câu của nguyễn bính mà cũng cứ nức nở
    Chị giờ sống cũng như không,
    Coi như chị đã ngang sông đắm đò.
    Người con gái đi lấy chồng mà sao lại nặng nề thế cơ chứ.
    Chuyến này chị bước sang ngang
    Là tan vỡ giấc mộng vàng từ nay.
    Rượu hồng em uống cho say.
    Vui cùng chị một vài giây cuối cùng.
    ...
    Người ta: pháo đổ rượu hồng
    Mà trên hồn chị: một vòng hoa tang.
    ...
    trong một bài thơ khác thì :
    Hai lần lỡ bước sang ngang
    Thương con **** đậu trên dàn mùng tơi
    Trăm hoa thân ra cánh rời
    Thôi đành lấy đáy giếng thơi làm mồ.
    Nguyễn Bính
    Trai đinh nhâm quý thì tài
    Gái Đinh Nhâm Quý thì hai lần đò
    thế này ko lấy chồng đâu
    toàn bài:
    LỠ BƯỚC SANG NGANG
    I
    - Em ơi! em ở lại nhà,
    Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương.
    Mẹ già một nắng hai sương,
    Chị đi một bước trăm đường xôi xa.
    Cậy em, em ở lại nhà.
    Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương.
    Hôm nay khói pháo đầy đường
    Ngày mai khói pháo còn vương khắp làng.
    Chuyến này chị bước sang ngang
    Là tan vỡ giấc mộng vàng từ nay.
    Rượu hồng em uống cho say.
    Vui cùng chị một vài giây cuối cùng.
    (Rồi đây sóng gió ngang sông)
    Đầy thuyền hận, chị lo không tới bờ)
    Miếu thiêng vụng kén người thờ,
    Nhà hương khói lạnh, chị nhờ cậy em.
    Đêm nay là trắng ba đêm
    Chị thương chị, kiếp con chim lìa đàn,
    Một vai gánh lấy giang san...
    Một vai nữa gánh muôn vàn nhớ thương.
    Mắt quầng, tóc rối tơ vương.
    Em còn cho chị lược gương làm gì!
    Một lần này bước ra đi,
    Là không hẹn một lần về nữa đâu,
    Cách mấy mười con sông sâu,
    Và trăm nghìn vạn dịp cầu chênh vênh.
    Cũng là thôi... Cũng là đành..
    Sang ngang lỡ bước riêng mình chị sao?
    Tuổi son nhạt thắm phai đào,
    Đầy thuyền hận có biết bao nhiêu người!
    Em đừng khóc nữa, em ơi!
    Dẫu sao thì sự đã rồi, nghe em!
    Một đi bảy nổi ba chìm,
    Trăm cay, ngàn đắng, con tim héo dần.
    Dầu em thương chị mười phần,
    Cũng không ngăn nổi một lần chị đi".
    Chị tôi nước mắt đầm đìa,
    Chào hai họ để đi về nhà ai...
    Mẹ trông theo, mẹ thở dài.
    Dây pháo đỏ bỗng vang trời nổ ran.
    Tôi ra đứng ở đầu làng,
    Ngùi trông theo chị khuất ngàn dâu thưa.
    II
    Giời mưa ướt áo làm gì?
    Năm mười bảy tuổi chị đi lâý chồng.
    Người ta: pháo đổ rượu hồng
    Mà trên hồn chị: một vòng hoa tang.
    Lần đầu chị bước sang ngang.
    Tuổi son sông nước đò giang chưa tường.
    Ở nhà em nhớ mẹ thương.
    Ba gian trống, một mảnh vườn xác xơ.
    Mẹ ngồi bên cửi xe tơ,
    Thời thường nhắc: "Chị mày giờ ra sao"?
    Chị bây giờ nói... thế nào?
    **** tiên khi đã lạc vào vườn hoang.
    Chị từ lỡ bước sang ngang
    Trời giông bão, giữa tràng giang, lật thuyền.
    Xuôi dòng nước chảy liên miên.
    Đưa thân thế chị tới miền đau thương.
    Mười năm gối hận bên giường.
    Mười năm nước mắt bữa thường thay canh.
    Mười năm đưa đám một mình,
    Đào sâu chôn chặt mối tình đầu tiên.
    Mười năm lòng lạnh như tiền.
    Tim đi hết máu, cái duyên không về.
    Nhưng em ơi, một đêm hè.
    Hoa xoan nở, xác con ve hoàn hồn.
    Dừng chân trên bến sông buồn.
    Nhà nghệ sĩ tưởng đò còn chuyến sang
    Đoái thương thân chị lỡ làng.
    Đoái thương phận chị dở dang những ngày.
    Rồi... rồi ... chị nói sao đây!
    Em ơi, nói nhỏ câu này với em...
    ... Thế rồi máu trở về tim
    Duyên làm lành chị duyên tìm về môi.
    Chị nay lòng ấm lại rồi.
    Mối tình chết đã có người hồi sinh.
    Chị từ dan díu với tình,
    Đời tươi như buổi bình minh nạm vàng
    Tim ai khắc một chữ Nàng,
    Mà tim chị một chữ Chàng khắc theo...
    Nhưng yêu chỉ để mà yêu
    Chị còn dám ước một điều gì hơn?
    Một lầm hai lỡ keo sơn
    Mong gì gắn lại phím đờn ngang cung
    Rồi đêm kia, lệ ròng ròng,
    Tiễn đưa người ấy sang sông chị về.
    Tháng ngày qua cửa buồng the,
    Chị ngồi nhặt cánh hoa lê cuối mùa".
    III
    Úp mặt vào hai bàn tay.
    Chị tôi khóc suốt một ngày một đêm.
    - Đã đành máu trở về tim
    Nhưng khôn ướt nổi cánh chim giang hồ.
    Người đi xây dựng cơ đồ...
    Chị về giồng cỏ nấm mồ thanh xuân
    Người đi khoác áo phong trần,
    Chị về may áo liệm dần nhớ thương
    Hồn trinh ôm chặt chân giường,
    Đã cùng chị khóc đoạn đường thơ ngây.
    Năm xưa đêm ấy giường này.
    Nghiến răng nhắm mắt chau mày... cực chưa?
    Thế là tàn một giấc mơ
    Thế là cả một bài thơ não nùng!
    Tuổi son má đỏ môi hồng.
    Bước chân về đến nhà chồng là thôi!
    Đêm qua mưa gió đầy giời,
    Trong hồn chị, có một người đi qua...
    Em về thương lấy mẹ già.
    Đừng mong ngóng chị nữa mà uổng công.
    Chị giờ sống cũng như không,
    Coi như chị đã ngang sông đắm đò.
    1939
  6. deny_me

    deny_me Ma Xó

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    7.776
    Đã được thích:
    0
    cái bác gõ boong đi đâu rồi ấy nhỉ???
    xin mời các bạn yêu quý thơ và nhà thơ Nguyễn Bính đọc và chia sẻ những bài thơ của ông theo topic sau:
    [topic]683451[/topic]
  7. vuhon

    vuhon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    458
    Đã được thích:
    0
    Ặc ặc, bác cho em thì nói là cho, lại còn bảo em cầm cho ai là ám chỉ cái jì? Chết thật đầu óc bác toàn trên mây, nhạy cảm bét nhè ra thế rồi có ngày chân nhặt lá vàng, tay đá ống bơ thôi.

Chia sẻ trang này