1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khả năng phòng vệ ở Biển Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi macay3, 12/12/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Khả năng phòng vệ ở Biển Đông

    Nhờ các bác góp ý kiến về khả năng phòng ngự-tấn công ở Biển Đông :

    - phòng ngự cứ điểm (đảo),
    - phòng ngự từ xa,
    - tấn công từ xa,
    - tấn công đổ bộ,ect,...

    chủ đề ngiêm túc mong anh em bình loạn nhiệt tình, cũng đừng quá khích, all c&c aẻ wellcome !


  2. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543

    Dưới đây là quan điểm chính thức của nhà nước ta đang trên báo ĐCSVN Ngày 21/11/2005. Cập nhật lúc 14h 22''
    TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ, BẢO VỆ BIỂN ĐẢO
    Việt Nam nằm ở bờ tây Biển Đông, có bờ biển dài khoảng 3260 km; có vùng biển rộng với diện tích khoảng 1 triệu km2, lớn gấp 3 lần diện tích đất liền. Biển, đảo là một phần lãnh thổ của đất nước ta, có vai trò quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của dân tộc, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay và mai sau.
    Biển Đông có tiềm năng lớn về dầu khí, thuỷ sản, có lưu lượng giao thông hàng hải thứ 2 thế giới. Biển Đông và 2 quần đảo: Hoàng sa, Trường Sa có vị trí kinh tế, chính trị, quân sự đặc biệt quan trọng và luôn gắn liền với quyền lợi, sự ổn định và phát triển của các nước trong khu vực. Đây chính là mục tiêu tranh giành ảnh hưởng, là tâm điểm cạnh tranh, tranh giành lợi ích giữa các nước lớn.
    Trong những năm qua, chúng ta đã kiên trì thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và các bất đồng khác liên quan đến Biển Đông bằng phương pháp hoà bình, thông qua đàm phán, thương lượng.
    Tuy nhiên, về quốc phòng-an ninh trên biển, điều quan tâm và hiện nay là những nhân tố gây mất ổn định trên biển vẫn còn tiềm ẩn, nguy cơ xung đột vũ trang trên biển vẫn chưa được loại trừ; do đang tồn tại tranh chấp về chủ quyền đối với 2 quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa và những lợi ích ở Biển Đông. Những tranh chấp chủ quyền biển, đảo diễn ra có lúc công khai, lúc ngấm ngầm, nhưng ngày càng gay gắt, quyết liệt với sự xuất hiện một số động thái và xu hướng mới.
    Một số nước lớn và trong khu vực đã điều chỉnh chiến lược Biển Đông từ ?oduy trì quyền lợi tự do đi lại của tàu thuỷ và các nước bè bạn trên biển Đông? sang ?othực hiện quyền kiểm soát Biển Đông?; tiếp tục theo đuổi mục tiêu chiến lược đối với khu vực Đông Nam Á, ở Biển Đông và quần đảo Trường Sa. Độc chiếm biển Đông là chiến lược lâu dài, nhất quán của các nước lớn để hoàn thành chiến lược hướng ra Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và tham vọng trở thành cường quốc toàn cầu trong tương lai; vì thế họ đẩy mạnh các hoạt động và tiến hành hàng loạt các biện pháp, thủ đoạn để từng bước độc chiếm Biển Đông.
    Trước các động thái đó, các nước ASEAN tuy có cùng quan điểm, chủ trương hợp tác, phát triển và tăng cường đối thoại để giải quyết tranh chấp chủ quyền ở biển Đông, ngăn ngừa xung đột, nhưng vì quyền độc lập dân tộc mà mỗi nước đều tranh thủ tìm kiếm các giải pháp, thoả hiệp có lợi cho mình. Một số nước trong khu vực đã đẩy mạnh quá trình hiện đại hoá quân đội, nhất là hải quân, không quân để bảo vệ lợi ích ở vùng đặc quyền kinh tế trên Biển Đông.
    Đối với Việt Nam, việc quản lý, tuần tra, kiểm soát còn nhiều sơ hở, chưa thực sự làm chủ vùng biển. Phương tiện, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ quản lý, tuần tra, kiểm soát vùng biển ven bờ, đảo gần và một số vùng biển trọng điểm; còn nhiều vùng biển bỏ trống, nhất là vùng biển xa bờ. Chúng ta chưa có những tàu chiến lớn, phương tiện hiện đại ngăn chặn, xua đuổi tàu thuyền nước ngoài xâm phạm chủ quyền, lợi ích trên biển của ta một cách hiệu quả, nhất là trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt, ở vùng biển xa bờ.
    Mặt khác, công tác quản lý bảo đảm trật tự an ninh xã hội trên biển và vùng ven biển còn sơ hở, hạn chế. Tệ nạn buôn lậu trên biển với những thủ đoạn ngày càng tinh vi vẫn tiếp diễn chưa kiểm soát, ngăn chặn được. Những hành vi trái pháp luật trên biển vẫn diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương ven biển, dẫn tới cạn kiệt tài nguyên, huỷ hoại môi trường sinh thái, làm giảm khả năng chống lụt, bão, chống sóng gió cho địa phương ven biển, không bảo đảm sự phát triển bền vững cho vùng biển.
    Tiềm lực kinh tế, quân sự của ta còn yếu, chưa đủ sức để tăng cường sự có mặt trên các vùng biển; trang bị lạc hậu, nắm tình hình hoạt động của đối phương còn gặp nhiều khó khăn; nhận thức của một bộ phận nhân dân, đặc biệt là ngư dân về chủ quyền biển, đảo còn hạn chế, bất cập.
    Từ thực trạng biển, đảo của ta hiện nay đang đặt ra những vấn đề cấp bách về tăng cường khả năng quản lý, bảo vệ trong tình hình mới. Để quản lý, bảo vệ biển, đảo có hiệu quả, cần xây dựng sức mạnh tổng hợp, bằng cách thực hiện đồng bộ nhiều nhóm giải pháp như: chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng-an ninh và hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế có tầm vĩ mô và vi mô, đó là:
    1. Có đường lối, chủ trương đúng, đi đôi với tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức, tăng cường tiềm lực bảo vệ biển, đảo trên các lĩnh vực. Đây là giải pháp quan trọng, nhằm phát huy sức mạnh chính trị, tinh thần, thống nhất nhận thức để tạo thành sức mạnh vật chất, tăng cường tiềm lực bảo vệ biển, đảo. Cần đẩy nhanh tiến trình nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống các chiến lược, qui hoạch, kế hoạch và chính sách nói chung và về biển, đảo nói riêng. Kinh tế phát triển, xã hội ổn định thì sức mạnh quốc phòng-an ninh được tăng cường. Cần làm cho mọi người nhận rõ tình hình phức tạp hiện nay và sự cần thiết tăng cường quốc phòng-an ninh, nhất là thế hệ trẻ cần thấu hiểu nội dung, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ biển đảo; phải thức tỉnh ý thức về biển đảo của cả dân tộc.
    2. Có các biện pháp tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trên biển, đảo. Những năm trước mắt cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về khai thác, quản lý biển, đảo phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần, ngành nghề, qui mô, phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, phù hợp với đặc điểm của biển và vùng ven biển, là một ?ocửa lớn? để giao lưu với thế giới, đồng thời kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với tăng cường quốc phòng-an ninh.
    Cần có lực lượng chuyên trách, có các phương tiện và trang bị hiện đại đủ sức đảm bảo thi hành pháp luật trên biển, tuần tra, giám sát việc thi hành pháp luật về biển đã được ban hành. Hiện nay, ta có nhiều lực lượng bảo đảm thi hành pháp luật trên biển (Cảnh sát biển, Biên phòng, Hải quan?) nhưng hiệu quả quản lý biển chưa cao; có tình trạng chồng chéo vừa sơ hở, vừa đầu tư phân tán, tốn kém, hoạt động thiếu thống nhất, không đồng bộ? Tình trạng này cần sớm được khắc phục mới tăng cường được hiệu quả quản lý, bảo vệ biển, đảo.
    3. Xây dựng lực lượng và thế trận quốc phòng, kết hợp kinh tế với quốc phòng trên hướng biển, đảo để tăng cường tiềm lực quốc phòng-an ninh bảo vệ biển, đảo. Tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân trên đất liền, ven biển phải gắn chặt với thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân trên biển, đảo.
    Ở trên biển, cần xác định vùng biển trọng điểm về quốc phòng-an ninh để kết hợp với các vùng kinh tế biển, như ven biển vịnh Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; vùng biển Trường Sa với duyên hải Trung Bộ và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung v.v.
    Ở những vùng trọng điểm cần xác định rõ mục tiêu quốc phòng-an ninh (trước mắt và lâu dài), đối tượng đấu tranh, thành phần lực lượng nòng cốt, dự kiến các tình huống xảy ra?
    Hệ thống đảo cần được xây dựng thành những căn cứ chiến đấu vững chắc để tiến ra khai thác và hoạt động ở biển xa, đồng thời là tuyến bảo vệ đất nước. Đầu tư thích đáng cho xây dựng hạ tầng trên đảo phục vụ kinh tế, quốc phòng-an ninh. Thực hiện tốt việc đưa dân từ đất liền ra đảo để phát triển xây dựng lực lượng vũ trang tại chỗ.
    4. Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế, tạo lập môi trường thuận lợi để xây dựng đất nước và tăng cường hoạt động pháp lý, tạo cơ sở bảo vệ biển, đảo bền vững.
    Chủ động tham gia các diễn đàn quốc tế về vấn đề khu vực, cũng như Biển Đông để tranh thủ dư luận và ngăn chặn nguy cơ xung đột. Đảng và Nhà nước tích cực chủ động, đàm phán để đi đến ký kết các hiệp định nhằm giải quyết những vấn đề vướng mắc trên biển với các nước, tạo môi trường thuận lợi, cơ sở pháp lý bảo vệ biển, đảo bền vững.
    5. Có chính sách hỗ trợ, đẩy mạnh phát triển kinh tế khu vực quần đảo Trường Sa như: đánh bắt xa bờ, du lịch, thành lập các thị trấn, thị tứ ở các đảo lớn, cụm đảo, quần đảo Trường Sa để mang tính pháp lý dân sự đối với quần đảo Trường Sa, thềm lục địa phía nam.
    6. Có chiến lược đầu tư cho lực lượng vũ trang, trong đó có Hải quân để nâng cao khả năng nắm tình hình, tuần tra, kiểm soát vùng biển và sức mạnh răn đe, trước mắt tập trung và trang bị thiết bị quan sát, thông tin liên lạc, phương tiện, vũ khí tiến công hiện đại. Xây dựng Hải quân phải được thực hiện theo chiến lược (15-20 năm), có phân chia các bước đi bằng những kế hoạch (5-10 năm) phù hợp với nền kinh tế của đất nước. Tập trung xây dựng Hải quân nhân dân có đủ sức mạnh làm nòng cốt để cùng toàn quân, toàn dân làm thất bại mọi hành động khiêu khích, lấn chiếm? đến gây xung đột vũ trang trên biển, đảo.
    Biển Đông hiện nay, là nơi đang tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định do những tranh chấp về chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển. Trong những năm tới, tình hình biển, đảo, thềm lục địa nước ta còn diễn biến phức tạp, khó lường, đòi hỏi ta phải thường xuyên nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống xảy ra. Để củng cố tăng cường sức mạnh tổng hợp bảo vệ biển, đảo, thềm lục địa cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp: chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng-an ninh, đối ngoại; giải pháp tổng thể và giải pháp tình thế. Do vậy, phải có sự tham gia, đóng góp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của nhiều lực lượng, nhất là các bộ, ban, ngành, các địa phương liên quan trực tiếp đến biển, đảo, thềm lục địa dưới sự lãnh đạo của Đảng, điều hành thống nhất của Nhà nước.
  3. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Kinh nghiệm của Đài Loan để đối đầu với gã khổng lồ TQ :
    Khả năng phòng vệ của Đài Loan
    Trái với suy tưởng của nhiều người, từ ngày trở thành Trung Hoa Dân Quốc (1949) tới nay, Đài Loan chưa hề run sợ trước những đe dọa bằng vũ lực của Trung Quốc. Cái ô dù che chỡ bằng quân sự của Hoa Kỳ chỉ là lý cớ để Trung Quốc không bị mất mặt mà thôi.
    Những phô trương sức mạnh bên ngoài gần đây của Trung Quốc chỉ nhằm che giấu sự yếu kém của Trung Quốc trước Đài Loan. Trong thực tế chính Trung Quốc đã phải nhượng bộ Đài Loan để tiếp tục được giúp đỡ về tài chánh cũng như về kỹ thuật để duy trì tốc độ phát triển cao. Trong dịp Tết Bính Tuất năm vừa qua, từ ngày 20-1 cho đến 7-2-2006, Trung Quốc đã tăng cường thêm 72 chuyến bay để chở các nhà đầu tư Đài Loan và gia đình cư ngụ tại Trung Quốc về quê thăm gia đình.
    Sự thật như thế nào ? Bắc Kinh lo sợ không thống nhất được với Đài Bắc vì thua kém cả về trình độ phát triển kinh tế lẫn kỹ thuật quân sự. Lý do là từ thập niên 1970 đến nay, Đài Loan đã không ngừng canh tân và tăng cường hệ thống phòng thủ của mình cả về hải lục không quân lẫn tình báo quân sự trước những đe dọa của Trung Quốc. Kinh phí quốc phòng của Đài Loan không ngừng tăng lên với thời gian, từ 1993 đến 1997 chi phí quốc phòng chiếm 5,19% tổng số GDP của Đài Loan, từ 1998 đến 2002 tỷ lệ này tăng lên 7,12%. Mỗi năm Đài Loan tăng ngân sách quốc phòng thêm 3 tỷ USD, từ 11,2 tỷ USD năm 2003 lên 14,7 tỷ USD năm 2004, và gần 18 tỷ USD cho năm 2005, ngang bằng ngân sách hải quân Trung Quốc (2000-2005) và Nhật Bản (2001-2010).
    Thực lực của hải quân Đài Loan
    Cũng nên biết ngân sách dành cho hải quân Đài Loan chiếm 45,2% ngân sách quốc phòng. Tất cả những tàu chiến của hải quân Đài Loan đều mua từ Mỹ và Pháp, hoặc được sản xuất tại chỗ với những trang bị kỹ thuật quân sự mới nhất của Mỹ, Pháp và châu Âu. Hiện nay hải quân Đài Loan có 26 khu trục hạm, 22 tuần dương hạm, 9 tàu ngầm diesel đời mới và khoảng 100 tàu đổ bộ của thủy quân lục chiến. Sức mạnh của hải quân Đài Loan chỉ đứng sau Nhật Bản và vượt hẵn hải quân Trung Quốc trong eo biển Đài Loan.
    Từ sau năm 1972, sau khi Mỹ thiết lập bang giao với Trung Quốc, chiến lược phát triển quân sự của Đài Loan đã rất khôn khéo để có được tất cả mà không ai bị phiền lòng, nhất là Trung Quốc và Hoa Kỳ.
    Nhắc lại, lợi dụng lúc Mỹ đổi đời các tàu chiến năm 1991, Đài Loan đã mua 9 tuần dương hạm kiểu Knox và 3 tàu phá ngư lôi có khả năng bắn hỏa tiễn đối hạm tầm xa, nâng tổng số tàu phá ngư lôi của Đài Loan lên đến 16 chiếc. Ngày 21-9-1992, Đài Loan mua thêm 12 trực thăng săn tàu ngầm của Mỹ, loại Sea Plight SH-2F (trị giá 1,61 tỷ USD). Trước đó hải quân Đài Loan đã có 32 máy bay chống hạm trên biển. Với những trangh bị này, Đài Loan đã xây dựng một hệ thống phòng thủ dày dặc quanh đảo dư sức đối phó với hải quân Trung Quốc, từ bán đảo Triều Tiên cho đến đảo Thái Bình ở quần đảo Nam Sa.
    Tuy vậy Đài Loan không muốn bị lệ thuộc vào nước ngoài về trang bị vũ khí. Kế hoạch phòng vệ của Đài Loan năm 1992, còn gọi là Quang Hóa II, dự trù trang bị cho hải quân Đài Loan những loại vũ khí sản xuất hay lắp ráp tại chỗ. Nhưng vì Pháp chào bán với giá hạ nên Đài Loan đã mua 6 tuần dương hạm tàng hình trị giá 12 tỷ FRF. Tháng 4-1992, Đài Loan chấp nhận để Pháp trang bị thêm các loại hỏa tiễn bắn bằng tia laser cho 6 chiến hạm vừa nói và 4 chiến hạm Thành Công. Ngoài ra các chiến hạm mới này, kể cả 5 chiến hạm Aegis mua của Mỹ, còn được trang bị thêm các loại đại bác 76 ly Otto của Hòa Lan, đại bác liên thanh Volkforce, đại bác cận chiến 20 ly và nhiều loại vũ khí tối tân khác.
    Cho đến 1993, Đài Loan đã có 180 tàu chiến và 4 tàu ngầm, trong đó có các chiến đĩnh Thành Công (do công ty CSBC của Đài Loan ở Cao Hùng sản xuất, trị giá 700.000 USD/chiếc). Ngoài ra Đài Loan còn có 7 khu trục hạm chống tàu ngầm, được trang bị hỏa tiễn SeaHawk SH-60B, mỗi chiếc có 2 trực thăng chống tàu ngầm S-70CM-1ASW. Tối tân nhất là 5 tàu tác chiến kiểu Aegis (mua của Mỹ) được trang bị hỏa tiễn phòng không có thể bắn được cùng một lúc 16 máy bay địch nhờ 2 dàn radar ADAR và SPY-1, và được trang bị thêm loại hỏa tiễn tầm xa (do hai công ty General Electric và RCA của Mỹ thiết kế) có thể bắn các chiếm hạm địch cách xa 176 km (95 hải lý). Với những trang bị này, hải quân Đài Loan vượt hơn hẳn hải quân Trung Quốc thời đó.
    Từ 1997 trở đi, mỗi tàu chiến của Đài Loan còn được trang bị thêm 2 máy phát xạ có thể bắn liên tiếp 4 hỏa tiễn Hùng Phùng hạm đối hạm (do Đài Loan sản xuất). Kể từ năm 2000, các tàu chiến mua của Mỹ được trang bị thêm 2 loại hỏa tiễn Thiên Cung 1 và Thiên Cung 2 hạm đối không (do Đài Loan sản xuất, ngang hàng với hỏa tiễn SM-2 của Mỹ). Năm 2005, Đài Loan mua thêm hai khu trục hạm mới kiểu Kids mới từ Hoa Kỳ, năm 2006 sẽ mua thêm 5 tàu ngầm chạy bằng diesel của Mỹ để bảo vệ lãnh hải.
    Nhưng Đài Loan vẫn còn thua Trung Quốc về số lượng tàu ngầm (trên 100 chiếc). Bù lại hải quân Đài Loan có trên 40 tàu phá ngư lôi và săn tàu ngầm loại S-2A/EIG do Mỹ chế tạo và 12 tiền tiêu hạm 500 tấn đủ khả năng ngăn ngừa sự xâm nhập của tàu ngầm Trung Quốc.
  4. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543

    Không quân Đài Loan tinh nhuệ nhất châu Á
    Cho đến cuối thập niên 1980, không quân Đài Loan vẫn tiếp tục sử dụng các loại khu trục cơ F104 của Mỹ (130 chiếc), nhưng cũng đủ để đối phó với không quân Trung Quốc, chỉ được trang bị bằng các loại chiến đấu cơ Mig kiểu cũ của Nga. Trong các cuộc không chiến từ 1950 đến 1970, phi công Đài Loan đã bắn hạ trên 10 chiến đấu cơ Mig của Trung Quốc mà không bị thiệt hại nào.
    Sau 1992, lực lượng không quân Đài Loan đã thay đổi hẳn, cả về số lượng lẫn trang thiết bị chiến đấu. Tháng 6-1992, Đài Loan đã mua của Pháp 100 chiến đấu cơ Mirage 2000-5 tối tân nhất và 1.500 phi đạn không đối không Magic và Matra Mica. Tháng 9-1992,Đài Loan mua thêm của Mỹ 150 chiến đấu cơ F16 loại mới nhất với tổng trị giá 12,75 tỷ USD.
    Ngoài ra trường huấn luyện không quân Đài Loan còn được trang bị 40 oanh tạc cơ nhẹ loại AT-3 của Mỹ, đủ khả năng tấn công bất cứ mục tiêu nào ở chung quanh đảo. Nhưng tiềm năng tấn công chiến lược của không quân Đài Loan là 300 oanh tạc cơ F5-EIF, mua của Mỹ từ 1974 đến 1983, được trang bị bằng những radar APG-66T mới nhất.
    Thực ra Đài Loan có đủ khả năng và kỹ thuật để sản xuất các loại máy bay chiến đấu nội địa. Ngày 29-10-1989 kỹ sư Đài Loan đã sản xuất thành công chiến đấu cơ mẫu Kinh Quốc và dự định sẽ sản xuất 250 chiếc Kinh Quốc vào năm 1993. Nhưng ngân sách quốc phòng lúc đó được dùng để mua các loại chiến đấu cơ F16 của Mỹ và Mirage 2000 của Pháp nên chỉ sản xuất được 60 chiếc vào năm 1997.
    Cái hay của không quân Đài Loan là biết canh tân với chi phí tối thiểu. Theo kế hoạch Quang Hóa II, Đài Loan sẽ bán lại cho Philippines tất cả các loại máy bay F104 (khu trục cơ) và F5 (oanh tạc cơ) vào đầu thế kỷ 21. Nhưng khả năng tài chánh của Philippines chỉ đủ mua 130 khu trục cơ F104, nên Đài Loan đã hiện đại hóa 300 chiếc oanh tạc cơ F5 bằng những động cơ và hỏa tiễn mới, đủ khả năng tấn công những địa điểm xa nhất trên lãnh thổ Trung Quốc, nhờ nắm vững kỹ thuật tiếp tế nhiên liệu trên không của 13 vận tải cơ khổng lồ C130H. Ngoài ra Đài Loan còn biến cải 40 máy bay tiếp vận C119 thành oanh tạc cơ BC119 có khả năng thả ngư lôi chính xác hơn.
    Cho đến cuối năm 2005, Đài Loan có 650 chiến đấu cơ hiện đại và 10 chiếc F26 tối tân nhất do Mỹ và 15 quốc gia đồng minh chế tạo. Với sức mạnh này, không quân Đài Loan dư sức đánh bại không quân Trung Quốc (với 27 chiến đấu cơ SU-27, SU-33 của Nga từ 1990 và 100 SU-35 mua của Nga năm 2005) trên bầu trời và có thể đánh chìm tất cả tàu chiến và tàu ngầm của Trung Quốc, kể cả hàng không mẫu hạm sắp đưa vào hoạt động trong 15 năm tới.
    Lục quân Đài Loan và năng lực phòng không
    Ngày 1-7-1989, chế độ quân đoàn đã bị bãi bỏ và lục quân Đài Loan được tổ chức lại thành những đơn vị cấp sư đoàn và liên đoàn dã chiến, nhằm gia tăng sức cơ động và hiệu lực của lục quân.
    Trước đó chủ lực tấn công trên bộ của Đài Loan gồm có 310 chiến xa M48-A5, vừa đủ để trang bị một sư đoàn thiết giáp, và 140 chiến xa M60-A dành riêng cho lực lượng thủy quân lục chiến. Hơn phân nửa lực lượng chiến xa này được trang bị hỏa tiễn chống chiến xa TOW của Mỹ. Ngoài ra Đài Loan còn có 260 xe bọc thép M24 và 650 xe bọc thép loại nhẹ M21. Tổng số xe bọc thép của lực lượng bộ binh Đài Loan kể cả thủy quân lục chiến là 1.100 chiếc. Với số lượng xe tăng và xe bọc thép này, đây cũng là lực lượng bảo vệ Đài Loan trên đất liền hữu hiệu nhất.
    Lực lượng cao xạ di động của Đài Loan gồm có 10 chiến xa M42 được trang bị bằng những đại bác liên thanh. Hệ thống phòng không có thêm 766 hỏa tiễn Chaparad gắn trên xe tăng M48 để bảo vệ các căn cứ không quân. Có thể nói lực lượng phòng không của Đài Loan hiện nay thuộc hạng xuất sắc nhất thế giới.
    Kể từ 2006 trở đi, lực lượng phòng không của Đài Loan sẽ được trang bị thêm các dàn Patriot, hỏa tiễn chống hỏa tiễn của Mỹ, trị giá 10,6 tỷ USD. Lý do là hiện nay Trung Quốc đang chĩa 800 hỏa tiễn (mỗi đầu đạn chứa 500 kg TNT) vào Đài Loan, với tốc độ gia tăng thêm 100 hỏa tiễn mới mỗi năm.
    Về khả năng bảo vệ bờ biển, lực lượng phòng thủ được trang bị 500 đại bác không giật 105 mm, 155 mm và đại bác tầm xa 203 mm. Ngoài ra còn có 120 đại bác di động trên các chiến xa M52, M105 và M108. Pháo binh Đài Loan có trên 200 khẩu pháo 155 ly M109-A2 và 75 xe pháo 175 mm M107 đặt khắp đảo. Các sư đoàn bộ binh sử dụng hai loại pháo 105 ly và 155 ly để hỗ trợ chiến đấu.
    Lục quân Đài Loan có hai lữ đoàn nhày dù, 4 liên đoàn lực lượng đặc biệt để triển khai trong các trường hợp khẩn cấp. Số nam nữ quân nhân Đài Loan có bằng nhảy dù lên đến 250.000 người. Đài Loan cũng đang trang bị chống đe dọa NBC (nuclear, biologic, chemical), thay thế các loại mặt nạ chống hơi độc kiểu cũ bằng loại mặt nạ phòng vệ mới (theo thiết kế của Đức). Ngoài ra Đài Loan cũng đang kiện toàn những căn cứ nằm sâu dưới lòng đất, với đầy đủ tiện nghi, để bảo vệ bộ chỉ huy và phòng ngừa một cuộc tấn công bất ngờ và qui mô bằng hỏa tiễn của Trung Quốc.
    Về truyền tin hệ thống thông tin của quân đội Đài Loan đã đổi từ vi ba sang dây ngầm và điện tử. Từ tháng 10-1993, hệ thống canh chừng bờ biển và hỏa tiễn phòng vệ ven biển của Đài Loan đã dùng hệ thống radar di động tự chế UPS-60C. Tháng 2-1992, Đài Loan đã mua của Mỹ 26 máy bay trực thăng trinh sát OH58, 18 máy bay trực thăng công kích Super Cobra AH-1W, với tổng trị giá 1,2 tỷ USD.
    Về tình báo, với những kỹ thuật tinh vi và khả năng tài chánh, giới tình báo Đài Loan đã nắm vững gần như toàn bộ mọi sinh hoạt và dự tính quân sự của Trung Quốc đối với Đài Loan. Có thể Đài Loan sẽ đồng tình với những tham vọng của Trung Quốc trong vùng Đông Nam Á, vì cùng theo chủ nghĩa Đại Hán, nhưng nhất quyết sẽ không để Trung Quốc lấn át về mặt quân sự.
    Sở dĩ Đài Loan không sợ Trung Quốc là vì đang nắm yết hầu của "con cọp giấy Trung Quốc" : nguồn vốn đầu tư. Hơn 2/3 công ty có vốn nước ngoài tại Trung Quốc đều do người Đài Loan làm chủ. Nếu Trung Quốc trở mặt, Đài Loan sẽ mất tiền nhưng Trung Quốc sẽ mất luôn chỗ đứng quan trọng trên trường quốc tế. Cuộc tranh đua ngoại giao, quân sự và kinh tế giữa hai nước Trung Hoa ngày càng gia tăng. Đây là điểm nóng của thế giới trong đầu thế kỷ 21.
    Nguyễn Minh
    (Tokyo)

  5. ntdu

    ntdu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    OK
    Theo tôi thì thế này sẽ vừa hợp lý, vừa có tính dài hơi hơn:
    1- Để ngành đóng tàu tự do phát triển, Nhà nước không cần thúc đẩy thêm nhiều. Lý do: phát triển kinh tế của ta hiện nay tự thân nó đã cần phát triển nghành đóng tàu lớn (tất nhiên là tàu dân sự). Nhưng chạy đua theo kiểu nó có tàu ngầm thì ta có tàu chống ngầm,..., mệt lắm mà lại luôn đuối sưc.
    2- Đầu tư nghiên cứu các vũ khí mới. Co nhiều loại, nhưng theo tôi tập truing vào 3 lớp chính:
    - Tên lửa tầm xa: tăng tầm bắn, cố gắng nội địa hoá càng nhiều càng tốt, giảm giá cả để có thể dễ dàng tăng số lượng. Việc này nhằm hai mục đích: tên lửa quân sự và thúc đẩy thêm các nghiên cứu về ten lửa dân sự phục vụ cho vũ trụ, phóng vệ tinh.
    - Các loại bom và vũ khí tìm diệt thông minh: gắn với tên lửa hoặc tàu chiến. Các loại có sức công phá cao như bom âm, vũ khí hạ âm. cái này tiền ít mà hiệu quả khôn lường
    - Về không quân: SX và mua máy bay hiện đại hơn hẳn nó là điều không tưởng. Ta chỉ tăng sức chiến đấu bằng: cải cách chiến thuật tiến công là chính.
    3- Cái này có vẻ không liên quan nhưng thực ra lại là quan trọng bậc nhất: chống tham nhũng, tiền tiết kiệm được cho việc này đầu tư được cho khối dự án khổng lồ
    Hết
  6. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    thôi tớ góp ý kiến trước
    - Về không quân : cân thiết nhất là khả năng tiếp dầu để máy bay có thể ít nhất là mở 1 đợt tấn công có hiệu quả vào hạm đội Nam Hải của đối phương.
    - Về Hải quân : luôn duy trì sự hiện diện của hạm đôi Vn trân khu vực có tranh chấp, tránh đối đầu trực tiếp, chỉ đe doạ và hỗ trợ cho không quân cũng như chống tấn công đổ bộ và nếu dc là chống tàu ngầm.
    Cần kíp phải có 1 đội gồm 3-5 hoặc càng nhiều càng tốt tàu ngầm lớp Kilo đểchông trả với tàu ngầm của đối phương.
    - về bảo vệ đảo : nâng cấp lên cấp trung đoàn, có đầy đủ pháo và tên lữa đối không đối hạm để phòng thủ .
  7. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    ý kiến của bác lâu dài quá, lỡ có xung đột xảy ra bất thình lình thì .... (cái này là ko ai dám chắc đâu nghe )
  8. ntdu

    ntdu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Nhanh cũng không được cơ mà. Thậm chí bỏ cho nó vậy, sau 5-7 năm ta ập vào laays lai tính tiếp.
    Kinh nghiệm LS cho thấy: để Tàu tấn công trước thì ta luôn bất lợi, ngược lai tấn nó trước (ý nói sau 5-7 nam o đảo thôi nhé) thì luôn thắng. Cái này áp dụng từ các tộc người Kim. Liêu, Mông Cổ, và Lý Thường Kiệt nữa. Có dàn tên lửa mạnh và nhiều trong tay thì....đánh chiếm được thì đánh, không thì san phẳng luôn. Năm 1967 Breznev đã twngf doạ anh Israel như vâyj đấy nếu không chiến trang 6 ngày còn hơn 6 ngày cơ.
  9. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ việc dễ nhất là Đảng và Nhà nước kết hợp chống tham nhũng và xây dựng lực lượng hải quân đủ sức bảo vệ biển đảo. Chúng ta phát động phong trào "Toàn dân phát hiện và đấu tranh chống tham nhũng để lấy tiền xây dựng lực lượng hải quân". Tôi nghĩ phong trào này chỉ cần giảm được 50% thất thoát xây dựng cơ bản do tham nhũng, tham ô trong năm 2008 thì chúng ta cũng có mỗi năm từ 1,2 tỷ tới 2 tỷ đô để sắm đồ (tương đương với mua mới từ 3 tới 6 khu trục hạm lớp Sovremenny).
    Bạn nào trong box này đề xuất toàn dân nhịn ăn sáng để mua vũ khi nghe hơi hài. Tuy nhiên, mỗi tuần bà con ta nhịn ăn sáng 01 ngày như hồi hũ gạo tiền tuyến của ***** thì khoản nhịn ăn này cũng đủ để mua dầu cho mấy con khu trục hạm đó rong ruổi.
  10. ntdu

    ntdu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    CHÍNH XÁC QUÁ. Bố sung thêm tý thoi:
    - Ai đưa tham nhũng ra ánh sang: thưởng 3% số tiền bị tham nhũng. 10 % bổ sung vào kinh phí xây dựng QP. Còn lại nhà nước lấy lại.
    Như vậy chỉ sau 5 năm thì thừa sức!

Chia sẻ trang này