1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trên những nẻo đường chiến tranh - Hồi ức của một kỵ binh Xô viết

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi danngoc, 05/01/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Trên những nẻo đường chiến tranh - Hồi ức của một kỵ binh Xô viết

    Về tác giả: Ivan Yakushin là một trong những Người cuối cùng của Sư đoàn Kỵ binh Cận vệ số 5 còn sống tới nay. Ông đã trải qua thời kỳ khó khăn khi Leningrad bị phong tỏa năm 41-42. Khi ông ra Mặt trận tháng 5 năm 43, Chiến tranh đang xoay qua bước ngoặt lớn. Ông không được chứng kiến những cay đắng và thảm họa của thất bại năm 41 và 42, nhưng lòng đầy yêu nước và quyết tâm chiến đấu vì Tổ quốc. Hồi ức của ông sẽ kể về con đường mà Lữ đoàn Kỵ binh Cận vệ III đi qua Belorussia, Ba Lan và Đức. Ba lần bị thương và chấn động do sức ép, ông là một người may mắn: ông vẫn sống mà không bị tàn phế.

    Vài dòng giải thích: những hồi ức này có gì đó phảng phất quá khứ chống Mỹ-Pháp của dân tộc ta, không thể nói là không hào hùng và đáng tự hào.
  2. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Trường học không mở. Hầu hết đám bạn tôi đang làm việc với vai trò thực tập tại những xưởng máy khác nhau. Tôi đã lên 16 tuổi. Những ai được 17 tuổi đều tìm cách tình nguyện tham gia sư đoàn apolchenie (tổ chức dân quân, bắt nguồn từ thời cổ, mỗi khi tổ quốc lâm nguy. Việc Liên Xô thành lập tổ chức này với tên gọi cổ, cho thấy nỗ lực của Chính quyền nhằm tập hợp mọi nguồn lực, khơi lại vốn lịch sử và đoàn kết dân tộc. - Danngoc). Bạn tôi Sergei Egôrov khệnh khạng khắp nơi trong đồng phục bảnh mắt của Trường Pháo binh Đặc biệt số 9, vốn huấn luyện thiếu sinh quân cho các học viện quân sự. Đồng phục cậu ta rất đẹp: áo tunic thêu huy hiệu hai nòng pháo bắt chéo ở cổ, quần xanh dương sậm có sọc đỏ, giầy bốt, áo choàng may đo, mũ lưỡi trai và thắt lưng có khóa đồng giập hình ngôi sao. Bộ đồng phục này là đối tượng ghen tỵ của mọi cậu thiếu niên trong khu nhà. Sergei và một tay "Spets" khác (biệt hiệu của những học sinh trường pháo binh đặc biệt khuyến khích tôi xin vào Trường Pháo binh Đặc biệt số 9 của họ.
  3. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Chiến tranh kết thúc hãy còn là chuyện xa vời vợi, và tất cả chúng tôi đều nhận thức rằng chúng tôi cũng phải tham gia chiến đấu: tốt nhất là chiến đấu sau khi đã được tham gia khóa huấn luyện quân sự, chiến đấu với hàm sĩ quan vẫn tốt hơn làm lính trơn. Tôi cố gắng khuyến khích bạn mình, Pavel Petrov, Boris Karamazin và Sergei Zorin cùng nộp đơn xin vào chung trường pháo binh. Chỉ có Sergei Zorin đồng ý và nộp đơn vào Trường Pháo binh Đặc biệt số 9 với tôi. Chúng tôi phải trải qua kiểm tra y tế. Tôi đã sợ rằng họ không nhận vì tôi mắt kém, do đó tôi nhờ Sergei Zorin vào khám mắt hai lần, lần thứ hai đem theo giấy tờ của tôi. Có lẽ mắt của bác sĩ đã mỏi mệt hoặc không nhớ hết, nên đã không nhận ra trò gạt của chúng tôi. Thế là chúng tôi được nhận vào TRung đội 1, Pháo đội 1 của Trường Pháo binh Đặc biệt số 9, vốn tương đương với lớp 10 phổ thông (Liên Xô lúc đó dùng hệ 10 năm - Danngoc). Chúng tôi được phát đồng phục quân sự và tập nghi thức quân sự, như là phải chào các sĩ quan mỗi khi gặp trên đường phố.
  4. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Ngày 8 tháng Chín 1941, quân Đức đã hoàn toàn bao vây Leningrad và cuộc phong tỏa bắt đầu. Tuy nhiên, lớp học chúng tôi vẫn tiếp tục. Cùng với khóa học văn hóa phổ thông, chúng tôi học cẩm nang dã chiến, kiến thức cơ bản về kỹ thuật pháo binh, cùng vô số bài thực hành. Chỉ huy của trường (hiệu trưởng) là một người Armenia, Đại úy Khachaturian (cùng họ với nhạc sĩ nổi tiếng - Danngoc). Ông có vấn đề về tiếng Nga và phát âm một số từ nghe rất tức cười, nhưng ông là một chỉ huy giỏi và được tất cả học sinh lẫn giáo viên của trường tôn trọng. Tôi nghe nói rằng tới năm 1942 ông rời khỏi trường, ra Mặt trận và làm chỉ huy một trung đoàn pháo.
    Trước khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, chúng tôi phải hành quân rất nhiều, đi chân ngỗng từ Moskvina Prospekt tới Izmailovski Prospekt và quay trở lại. Đôi khi chúng tôi diễu hành đội ngũ (march, chẳng biết dịch thế nào cả - Danngoc) quanh khu Nhà thờ Ba ngôi (Trinity Cathedral). Khi mùa đông tới, diễu hành trên đường phố chấm dứt. Lò sưởi trong trường không còn hoạt động, nên chúng tôi ngồi trong lớp quấn chặt mình trong lớp áo choàng. Nhưng mặc cho lạnh và đói, chúng tôi vẫn tiếp tục học chỉ tiếng Đức mà thôi. Khi một giáo viên bước vào lớp, học sinh trực nhật phải báo cáo cho ông bằng tiếng Đức.
  5. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Vào một ngày tháng Chín, tôi nhận được một giấy triệu tập từ Chi đoàn Komsomol (Đoàn Thanh niên Le6nin) địa phương, mời tôi tới trụ sở của họ. Tôi báo cáo với họ và chờ các mệnh lệnh tiếp theo. Nhưng chẳng có lệnh gì hết! Tay Bí thư Komsomol quan sát bộ quân phục của tôi, cầm lấy tờ giấy triệu tập, xin lỗi và nói rằng có lẽ đã có lầm lẫn gì đó và tôi được tự do đi ra. Có lẽ, họ không biết rằng tôi đã tham gia Trường Pháo binh đặc biệt và cho rằng tôi đang ngồi không ở nhà.
    Trường học thì rất quan trọng, nhưng quan trọng không kém là kiếm thêm thực phẩm cho gia đình, đặc biệt cho mẹ và em trai Nikolai của tôi. Họ không làm việc và cả hai đều nhận khẩu phần bánh mì mức tối thiểu. Chúng tôi đã nhận ra quá muộn rằng chúng tôi phải kiếm thực phẩm dự trữ cho mùa đông. Chúng tôi cảm thấy cái đói đang tới gần. Tuy nhiên một ngày nọ, trước khi Strelna bị quân Đức chiếm, Sergei Egorov và tôi tìm cách đi tới đấy và đem về mỗi người một túi khoai tây. Chuyện ấy xảy ra như sau ....
  6. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Ngày 5 tháng Chín năm 1941, chúng tôi cầm theo hai bao tải rỗng và đi tàu điện (tram) tới Strelna (dì Marusya của tôi sống ở đấy với gia đình của dì và dạo trước chiến tranh tôi thường ở lại nhà dì trong mùa hè). Từ cửa sổ tàu điện chúng tôi không bắt gặp bất cứ công sự hay hệ thống phòng thủ nào bên đường, và trên tàu chen chúc những thường dân vẻ mặt bình tĩnh. Chúng tôi rời tàu ở trạm cuối và đi về phía Tây, dọc đường Cựu Peterhof. Chúng tôi không đi tới chỗ dì Marusya mà thay vào đó chúng tôi nhào xuống một cánh đồng khoai tây và chạy tới một pháo đội đang chuẩn bị bắn. Một thượng úy ?" có lẽ là sĩ quan chỉ huy pháo đội ?" đang chạy tới chạy lui để ra lệnh. Khi trông thấy chúng tôi, anh ta la lớn, yêu cầu chúng tôi đi chỗ khác: ?oBiến đi! Biến đi!?. Khi đó chúng tôi đang mặc đồng phục của Trường Chuyên môn Pháo binh, có phù hiệu pháo binh trên cổ áo. Vì thế, chúng tôi tìm cách thương lượng với tay chỉ huy, và anh ta cho phép chúng tôi đào lấy ít khoai tây gần pháo đội của mình: ?oCứ đào lấy khoai, nhưng trong mười lăm phút các cậu phải xéo khỏi chỗ này!? Mớ khoai thật tuyệt và chúng tôi nhồi đầy vào bao tới tận ngọn. Sau đó chúng tôi lê bước về bến tàu điện. Tại đó đã có sẵn rất đông người chờ nhưng tàu điện thì chẳng thấy xuất hiện. Chúng tôi chờ suốt khoảng nửa tiếng, và rồi quyết định đi nhờ xe. Một chiếc xe tải quân sự mà chúng tôi dừng lại dọc đường đã đưa chúng tôi tới Kênh Obvodny, và từ đó chỉ phải đi ba trạm tàu điện là về đến nhà tôi. Mọi người ở nhà đều phấn khởi và vui mừng khi trông thấy túi khoai tây. Ngày hôm sau Strelna bị quân Đức chiếm. Nhưng chỗ khoai đã giúp chúng tôi sống sót qua được mùa đông.
  7. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Vote ủng hộ cái, ông làm nhanh nhé, phần tôi đã sắp xong nên cần có cái xem sau này :D
    Chào thân ái và quyết thắng!
  8. tieuphutre

    tieuphutre Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    656
    Đã được thích:
    0
    Cứ thấy bác Danngoc mở topic nào là topic đấy đắt hàng liền.
    Up phát ủng hộ bác. Mong bác dịch nhanh cho bà con nhờ
  9. TieuNgocLang

    TieuNgocLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2002
    Bài viết:
    897
    Đã được thích:
    0
    Em cùfng ù?ng hẶ bàc mẶt phàt! Khi nà?o rà?nh thì? giùp em mẮy cài hì?nh bĂn Stalingrad, hì?nh scan tư? bà?n em 'ang giưf mơ? cĂm à?. Ràng giưf vưfng dùfng khì 'Ă? dìch cho hẮt nhè, em mới xong 1/3 à?, cò?n dà?i quà [​IMG].
  10. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Tháng Mười Một năm 1941 chúng tôi cũng đi tới ruộng bắp cải ở Ozerki để tìm lá và rễ bắp cải đông giá : tuy nhiên chúng có rất ít dinh dưỡng. Chúng tôi cũng tới chỗ đổ nát của cửa hàng lương thực Badayevski quá trễ, vốn bị cháy trụi khi trong đợt không kích quy mô đầu tiên của quân Đức ngày 8 tháng Chín năm 1941. Tất cả chúng tôi còn tìm được là đất đen thấm đường ngọt, vốn bị chảy ra trong trận cháy. Chúng tôi có nuôi một con mèo ?" trước chiến tranh nó vốn béo mập ?" nhưng tất nhiên nó đã biến mất dạo thắng Mười Một : có ai đó đã ăn thịt nó.
    Cái đói đã tóm chặt lấy gia đình chúng tôi. Tôi thì có thể ổn, vì được nhận khẩu phần từ bếp ăn trường pháo binh, đồng thời tôi còn có phiếu khẩu phần thực phẩm quân đội. Nhưng mẹ và em tôi chỉ có phiếu khẩu phần dân sự, vốn chỉ phát có 125 gram bánh mì mỗi ngày. Cha tôi thì có phiếu khẩu phần của công nhân.
    Chúng tôi phải tìm cách để tồn tại. Một đêm nọ cha tôi nảy ra một ý tuyệt vời. Ông từng làm quản lý cung ứng cho một nhà máy xử lý bột xương, nên ông biết rõ vị trí các rãnh phế thải mà các nhà hàng và căng tin trút xương. Ông quyết định kiểm tra lại những nơi này để tìm xương xẩu còn sót. Chúng tôi mừng nở nang khi ông tìm thấy mấy khúc xương từ dưới lớp đất đông giá. Mẹ tôi ninh mớ xương trong cái nồi lớn và vớt mỡ váng từ đó đổ vào những hũ nhỏ. Thậm chí còn có một ít thịt dính lại trên xương. Toàn gia đình tôi gặm mớ xương trong bữa tối, Thật là một bữa tiệc thực sự! Mỡ từ xương mà mẹ tôi vớt được đã giúp mấy mẹ con sống sót qua những ngày tháng khủng khiếp nhất của cuộc phong tỏa.

Chia sẻ trang này