1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

DU HỌC ĐỨC - NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT (Bài viết sai chủ đề sẽ bị xoá ngay lập tức) - Danh sách các t

Chủ đề trong 'Đức (German Club)' bởi kuestenkicker, 03/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kuestenkicker

    kuestenkicker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2004
    Bài viết:
    872
    Đã được thích:
    0
    DU HỌC ĐỨC - NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT (Bài viết sai chủ đề sẽ bị xoá ngay lập tức) - Danh sách các trường ĐH Đức tro

    Giới thiệu về nước Đức:
    Tên chính thức : Cộng hòa liên bang Đức
    Thủ đô : Berlin
    Vị trí địa lí : Tây Âu
    Diện tích : 357.000 km2
    Dân số : 82 triệu người
    Đức có một nền kinh tế phát triển thứ ba trên thế giới, chỉ sau Mỹ và Nhật. Ngành công nghiệp mũi nhọn của nước Đức là sản xuất ô tô, điện tử và y dược. Đa số các công ty ở Đức có mối quan hệ thông thương quốc tế rộng lớn, ví dụ như trao đổi xuất khẩu lao động, đào tạo các chuyên gia...
    GIÁO DỤC
    - Giáo dục mang tính nghiêm túc giúp học sinh rèn luyện tính kỉ luật, tự chủ và sáng tạo.
    - Chính phủ tài trợ hoàn toàn cho giáo dục, tất cả các sinh viên được miễn học phí.
    Loại hình đào tạo Thời gian
    Tiến sỹ 3 năm
    Thạc sỹ 1 - 2 năm
    Đại học 4 - 5 năm
    Trung học 2 - 3 năm
    Trung học 1 - 6 năm
    Phổ thông cơ sở 4 năm

    Nếu bạn có ý định du học tại Đức thì bạn nên bắt đầu chuẩn bị hành trang cho mình một năm trước đó, bởi tổ chức hành chính tại Đức rất chặt chẽ và đòi hỏi phải có khoảng thời gian nhất định để hoàng tất mọi thủ tục. Đây là những thông tin dành riêng cho sinh viên Việt Nam muốn du học tại Đức
    Thứ tự của lịch trình:
    Học đại học bắt đầu bằng học kỳmùa đông (tháng 9-10). Tháng 11,12,1 bạn nên bắt đầu thu thập thông tin từ tờ rơi, Internet. 3 tháng tiếp theo bạn nên liên hệ với các trường đại học và bạn quan tâm để lấy đơn xin nhập học và những giấy tờ có liên quan khác. 3 tháng tiếp thap bạn chuẩn bị hộ chiếu hợp lệ và có giá trị sử dụng, gửi đơn xin nhập học và những giấy tờ liên quan đến khóc học mà bạn quan tâm. Đầu tháng 7, nộp đơn xin Visa ngay sai khi bạn nhận được các giấy tờ cần thiết từ phía các trường đại học. Tháng 9,10, bạn bắt đâù học kỳ học đầu tiên, do vậy bạn cần phải có mặt tại trường trước đó một tuần. Phải mua bảo hiểm y tế trước khi bạn đăng kí học. Đăng ký ngành học tại trường đào tạo. 3 tháng tiếp theo bạn sẽ xin giấy phép cư trú cho sinh viên, phải hoàn tất thủ tục cư trú trong vòng 3 tháng đầu tiên tại Đức.

    Trước khi du học tại Đức, bạn phải tìm hiểu một cách kỹ lưỡng cấu trúc cơ bản của hệ thống giáo dục Đức để khi sang du học bạn sẽ không bị bỡ ngỡ. Nước Đức có hơn 300 trường đại học và viện đại học tiên tiến. Tất cả các trường chuyên nghiệp và đại học được trải rộng ở khắp 16 bang.

    Có 2 loại hình đào tạo khác nhau được xây dựng ở Đức:
    + Các trường Đại học Tổng Hợp viết là Universitat hoàn toàn tương đương với tên gọi là Hochschulen. Nguyên tắc duy nhất đối với loại trường này là "Sự thống nhất trong nghiên cứu và giảng dạy" luôn luôn phải được tuân thủ và được định hướng theo nghiên cứu. Từ trước tới nay các loại trường đại học này vẫn đóng vai trò quan trọng trong ngành giáo dục Đức

    + Các trường Đại học khoa học ứng dụng, chương trình đào tạo được định hướng theo thực tiễn, trau dồi kiến thức nghề nghiệp và kỹ năng chuyên môn. Các trường này ngày càng trở nên hấp dẫn và thu hút đông đảo mọi người. Do chương trình đào tạo được sắp xếp tổ chức tốt nên thời gian học tập được rút ngắn lại, song khả năng ngành nghề cũng ít hơn.

    Thị thực
    Bạn cần phải có thị thực cho việc đi học tại Đức. Quá trình lấy thị thực cần phải có thời gian vì vậy bạn nên nộp đơn xin thị thực thật sớm. Bình thường, thủ tục làm thị thực kéo dài trong 8 tuần. Thị thực được cấp ban đầu trong 3 tháng, sau đó, phòng ngoại kiều sẽ gia hạn từng năm cho đến khi khoá học được kết thúc.


    CÁC BẬC HỌC VÀ ĐIỀU KIỆN NHẬP HỌC

    Học phổ thông

    Học sinh có thể sang Đức học phổ thông tại một số trường quốc tế với điều kiện dưới 20 tuổi. Với trường hợp từ 20 - 21 tuổi thì trường sẽ xem xét tuỳ từng trường hợp. Không yêu cầu phải biết ngoại ngữ trước. Thủ tục nhanh chóng và không phức tạp.

    Học tiếng Đức

    Bạn có thể lựa chọn bất cứ thành phố nào trên nước Đức để đăng ký học tiếng. Chương trình dạy tiếng Đức như một thứ tiếng nước ngoài DaF (Deutsch als Fremdsprache) có ở các trường Đại học, các trường ngôn ngữ tư thục và hệ thống Viện Goethe. Sinh viên có thể lựa chọn các khoá học cấp tốc từ 6 tháng đến 1 năm để đủ số tiết yêu cầu. Học phí học tiếng dao động từ 1.800 - 4.800 Euro/năm (2.195 - 5.855 USD/ năm).

    Học Đại học
    Bằng Đại học ở Đức gọi là bằng Diplom, thời gian học là 4 - 5 năm, có giá trị hơn các văn bằng tốt nghiệp Đại học ở Việt Nam và các nước khác. Tuy nhiên, để hòa nhập với toàn cầu, hiện nay các trường Đại học Đức đã xây dựng những khoá học ngắn hạn với các trình độ khác nhau và cấp bằng quốc tế Bachelor (B.A.), Master (M.A.)

    Điều kiện để được học Đại học ở Đức là tốt nghiệp THPT hệ 12 năm và đã trúng tuyển vào một trường Đại học hoặc Cao đẳng Việt Nam, có giấy chứng nhận đã học 400 tiết tiếng Đức ở Việt Nam. Sau đó, bạn phải sang Đức học tiếng khoảng 1 năm để thi lấy Chứng chỉ tiếng Đức rồi mới bắt đầu học Đại học.
    Nếu chưa học xong năm thứ nhất Đại học ở Việt Nam, bạn phải học một khoá dự bị Đại học 12 tháng và tham dự kỳ thi đánh giá chất lượng rồi mới được nhận vào học Đại học. Sinh viên Việt Nam đã học xong năm thứ nhất Đại học và thành thạo tiếng Đức (có bằng ZOP của Viện Goethe hoặc DSH) thì có thể được tuyển thẳng vào học, kể cả các khoá học quốc tế.

    Học Sau Đại học
    Sau khi lấy bằng Đại học, sinh viên có thể học tiếp để lấy bằng cao hơn. Nếu học theo chương trình quốc tế lấy bằng B.A. thì sau đó có thể học tiếp 1 - 2 năm để lấy bằng M.A. Nếu đã có bằng Diplom thì có thể học tiếp 1 năm để lấy bằng Magister và thêm 2 năm để lấy bằng Tiến sỹ Doctorate.
    Điều kiện để đăng ký học Cao học là có bằng Đại học hệ chính quy tại Việt Nam và thành thạo tiếng Đức hoặc tiếng Anh. Để được nhận vào Nghiên cứu sinh (lấy bằng Tiến sĩ), sinh viên cần có bằng Thạc sỹ hệ chính quy và thành thạo tiếng Đức hoặc Anh, đồng thời phải được một giáo sư Đại học Đức bảo lãnh.

    CHI PHÍ SINH HOẠT
    Chi phí sinh hoạt ở Đức không rẻ nhưng cũng không quá cao, thông thường một sinh viên Việt Nam tốn khoảng 500-600USD/tháng .

    VIỆC LÀM THÊM
    Sinh viên ở Đức được phép đi làm thêm hàng tuần, số ngày làm việc tối đa không được quá 90 ngày/năm. Sinh viên thường làm việc nhiều vào các tháng hè. Công việc cho sinh viên thường là các công việc như phục vụ nhà hàng, quán bar, chăm sóc trẻ em, người già, giúp việc gia đình, làm vườn... với mức lương khoảng 6 - 10 Euro/giờ. Sinh viên người Việt có thể lựa chọn làm ở các quán ăn Việt Nam. Thông thường sinh viên không phải đóng thuế thu nhập cho khoản tiền kiếm được.

    Theo HNM
  2. kuestenkicker

    kuestenkicker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2004
    Bài viết:
    872
    Đã được thích:
    0
    Bạn mới Tốt nghiệp Trung học Phổ thông hay đang học Đại học và muốn học từ năm thứ nhất tại một Trường Đại học ở Đức bằng tiếng Đức
    Theo quy chế mới, muốn học từ năm thứ nhất tại một Trường Đại học ở Đức, Bạn đã phải Tốt nghiệp Trung học Phổ thông, thi đậu vào hệ Chính quy và học ít nhất thành công một học kỳ tại một Trường Đại học Việt Nam được phía Đức công nhận. Nếu Bạn hội đủ các yêu cầu trên và nguyện vọng Ngành học tại Đức của Bạn trùng hay khá giống với Ngành Bạn đang học Đại học ở Việt Nam thì Bạn đã vượt qua được chướng ngại đầu tiên trên con đường thực hiện ước mơ của mình.

    Vì Ngành học sau này của Bạn ở Đức đã được xác định qua Học kỳ Đại học của Bạn tại Việt Nam, nên bây giờ Bạn chỉ phải chọn Trường phù hợp nữa thôi. Bạn click tại đây để có thể xem Trường nào tại Đức có Ngành phù hợp với Bạn và các thông tin cần thiết khác hoặc Bạn đến các Trung tâm Thông tin và Tư vấn của DAAD trong giờ Tư vấn để được hướng dẫn bước này.

    Các Trường Đại học Đức thông thường không có thi đầu vào, nên khi Bạn đã chọn được một hay nhiều Trường phù hợp, Bạn download đơn xin nhập học của (các) Trường đó và xem (từng) Trường yêu cầu thêm của Bạn cụ thể các giấy tờ hoặc điều kiện gì khác và (các) đơn đó (cùng các giấy tờ được sao y, chứng thực và dịch thuật) phải được gởi bằng bưu điện đến địa chỉ nào, Trường Bạn chọn có nằm trong hệ thống các Trường assist không? Để tránh rủi ro mất thư, Bạn nên gửi bằng thư bảo đảm hay nhờ thân nhân tại Đức (nếu có) làm trung gian.

    Như vậy, một bộ hồ sơ xin nhập học bao gồm tối thiểu:
    Đơn xin nhập học được điền đầy đủ và chính xác bằng tiếng Đức hay tiếng Anh
    Bằng Tốt nghiệp Phổ thông Trung học
    Giấy gọi nhập Đại học với điểm thi Đại học
    Bảng điểm Học kỳ I
    (Tất cả các giấy tờ Việt Nam phải được sao y, chứng thực và dịch thuật sang tiếng Đức hay tiếng Anh).

    Bên cạnh đó, Trường có thể yêu cầu thêm của Bạn:
    Sơ yếu Lý lịch chi tiết về quá trình Học tập
    Bảng điểm (Học bạ) Trung học
    Giấy xác nhận Thực tập
    Chứng chỉ tiếng Đức (thông thường của Viện Goethe)
    ?
    Khi Bạn đã gởi đơn xin nhập học cho Trường, thì sau một thời gian nhất định (hai tuần có, 12 tuần cũng có), nếu Bạn hội đủ các yêu cầu của Trường và Trường đồng ý nhận Bạn, Trường sẽ gởi cho Bạn một "Giấy gọi nhập học có điều kiện" (Vorzulassung, bedingte Zulassung, bedingte Studienplatzzusage, vorbehaltlicher Zulassungsbescheid hay tương tự).

    Nếu Bạn không có điều kiện nào khác để chứng minh tài chính cho Đại sứ quán Đức hay Tổng Lãnh sự quán Đức, thì khi có giấy gọi nhập học nêu trên, Bạn phải liên hệ với Deutsche Bank để mở tài khoản cá nhân đặc biệt (Sperrkonto) tại Đức.

    Hoàn thành xong các bước trên, Bạn ra Đại sứ quán Đức hay Tổng Lãnh sự quán Đức để xin Visa Du học (các giấy tờ và điều kiện cần thiết để xin Visa, Bạn xem trên trang Web của Đại sứ quán Đức). Theo kinh nghiệm, thì tổng thời gian cần thiết cho các bước từ chọn Trường đến lúc nhận được Visa là khoảng 1 năm.

    Trong trường hợp Bạn chưa học đủ bốn Học kỳ hay đạt 120 tín chỉ (cre***s), thì trước khi được nhập học chính thức, Bạn phải qua kỳ "Thi đánh giá chất lượng tương đương" (Feststellungsprüfung - FSP). Chuẩn bị cho kỳ thi này, các Sinh viên Quốc tế thường sẽ được Trường Đại học chuyển vào Trường Dự bị Đại học (Studienkolleg) trực thuộc trong vòng hai Học kỳ. Đa số các Studienkolleg chưa thu học phí. Tại đây, Bạn sẽ được học các môn có liên quan đến Ngành học sau này của Bạn và được bồi dưỡng tiếng Đức. Hai Học kỳ Studienkolleg được kết thúc bằng kỳ FSP. Nếu đạt kỳ thi này, Bạn được học Ngành Bạn đã chọn tại bất kỳ Trường Đại học nào, nói một cách khác: Bằng FSP có giá trị cho tất cả các Trường Đại học tương ứng trên lãnh thổ nước Đức, nên sau khi có FSP, chuyện đổi Trường không còn là một chuyện khó. Khó khăn đầu tiên là đầu vào Studienkolleg: Vì số Sinh viên Quốc tế luôn lớn hơn rất nhiều số chổ trong Studienkolleg, nên các Studienkolleg có tổ chức thi đầu vào. Môn thi đầu vào Studienkolleg (Aufnahmeprüfung) là môn Đức ngữ (tối thiểu trình độ ZD của Viện Goethe, có Trường yêu cầu trình độ ZMP của Viện Goethe) và đôi khi có môn Toán và môn Hóa hoặc môn Sinh (tùy Ngành Bạn chọn học). Chính vì lẽ đó mà Bạn nên chuẩn bị tiếng Đức ngay tại Việt Nam càng nhiều càng tốt, vì nếu Bạn không đạt Aufnahmeprüfung, Bạn phải học "luyện thi" ở ngoài để đạt kỳ thi Aufnahmeprüfung tới hoặc kỳ FSP.

    Ngoại ngữ: Chỉ riêng các Khóa học dạy 100 % bằng tiếng Anh thì không có yêu cầu về tiếng Đức. Nói chung, yêu cầu tiếng Đức tại các Trường Đại học Đức rất cao (DSH hay tương đương như ZOP, KDS hay GDS của Viện Goethe, TestDaF TDN 5), cho nên, trể nhất khi Bạn xin Visa mà Bạn có được trình độ "ZD" (Zertifikat Deutsch) của Viện Goethe hay cao hơn thì Bạn có thể tạm thời yên tâm về phần này.

  3. kuestenkicker

    kuestenkicker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2004
    Bài viết:
    872
    Đã được thích:
    0
    Bạn đang học thành công năm thứ ba (hay cao hơn) hệ Chính quy tại một Trường Đại học Việt Nam được phía Đức công nhận?
    Nếu Bạn muốn tiếp tục học tại một Trường Đại học ở Đức và nếu Bạn đạt được kỳ "Thi tiếng Đức để nhập Đại học" (Deutsche Sprachprüfung für den Hochschulzugang - DSH) của Trường Đại học Bạn đã chọn hay Bạn có được một trình độ tương đương (ZOP, KDS, GDS của Viện Goethe hay TestDaF TDN 5) thì Bạn sẽ được xét và cho nhập học vào một năm bất kỳ mà Trường sẽ quy định (bình thường sẽ là năm thứ nhất hay năm thứ hai, nếu Bạn đã Tốt nghiệp tại Việt Nam thì có thể nhà Trường sẽ xếp Bạn vào năm thứ ba).

    Bạn click tại đây để có thể xem Trường nào tại Đức có Ngành phù hợp với Bạn và các thông tin cần thiết khác hoặc Bạn đến các Trung tâm Thông tin và Tư vấn của DAAD trong giờ Tư vấn để được hướng dẫn bước này.

    Các Trường Đại học Đức thông thường không có thi đầu vào, nên khi Bạn đã chọn được một hay nhiều Trường phù hợp, Bạn download đơn xin nhập học của (các) Trường đó và xem (từng) Trường yêu cầu thêm của Bạn cụ thể các giấy tờ hoặc điều kiện gì khác và (các) đơn đó (cùng các giấy tờ được sao y, chứng thực và dịch thuật) phải được gởi bằng bưu điện đến địa chỉ nào, Trường Bạn chọn có nằm trong hệ thống các Trường assist không? Để tránh rủi ro mất thư, Bạn nên gửi bằng thư bảo đảm hay nhờ thân nhân tại Đức (nếu có) làm trung gian.

    Như vậy, bộ hồ sơ xin nhập học của Bạn bao gồm tối thiểu:
    Đơn xin nhập học được điền đầy đủ và chính xác bằng tiếng Đức hay tiếng Anh
    Bằng Tốt nghiệp Phổ thông Trung học
    Giấy gọi nhập Đại học với điểm thi Đại học
    Bảng điểm chi tiết các Học kỳ đã học
    (Tất cả các giấy tờ Việt Nam phải được sao y, chứng thực và dịch thuật sang tiếng Đức hay tiếng Anh).

    Bên cạnh đó, Trường có thể yêu cầu thêm của Bạn:
    Sơ yếu Lý lịch chi tiết về quá trình Học tập
    Bảng điểm (Học bạ) Trung học
    Giấy xác nhận Thực tập
    Chứng chỉ tiếng Đức (thông thường của Viện Goethe)
    ?
    Khi Bạn đã gởi đơn xin nhập học cho Trường, thì sau một thời gian nhất định (hai tuần có, 12 tuần cũng có), nếu Bạn hội đủ các yêu cầu của Trường và Trường đồng ý nhận Bạn, Trường sẽ gởi cho Bạn một "Giấy gọi nhập học có điều kiện" (Vorzulassung, bedingte Zulassung, bedingte Studienplatzzusage, vorbehaltlicher Zulassungsbescheid hay tương tự).

    Nếu Bạn không có điều kiện nào khác để chứng minh tài chính cho Đại sứ quán Đức hay Tổng Lãnh sự quán Đức, thì khi có giấy gọi nhập học nêu trên, Bạn phải liên hệ với Deutsche Bank để mở tài khoản cá nhân đặc biệt (Sperrkonto) tại Đức.

    Hoàn thành xong các bước trên, Bạn ra Đại sứ quán Đức hay Tổng Lãnh sự quán Đức để xin Visa Du học (các giấy tờ và điều kiện cần thiết để xin Visa, Bạn xem trên trang Web của Đại sứ quán Đức). Theo kinh nghiệm, thì tổng thời gian cần thiết cho các bước từ chọn Trường đến lúc nhận được Visa là khoảng 1 năm.

    Vì hiện thời tại Việt Nam rất khó có khả năng học tiếng Đức lên trình độ cao như các Trường yêu cầu, nên thông thường Sinh viên Việt Nam phải qua Đức học thêm tối thiểu nửa năm tiếng Đức để chuẩn bị cho kỳ thi DSH.

    Lời khuyên của DAAD: Nếu Bạn đang học năm thứ ba hay cao hơn, thì Bạn nên suy nghĩ Bạn có nên Tốt nghiệp Đại học ở Việt Nam trước rồi sau đó học tiếp Cao học (Thạc sĩ, Master) tại Đức? Vì khi Bạn bỏ học ở Việt Nam, Bạn sẽ mất khoảng thời gian quý báu đó và Bạn chưa có Bằng cấp. Tại Đức hiện có khá nhiều các Khóa học Cao học dạy bằng tiếng Anh, sẽ thuận lợi hơn cho Bạn, nếu vốn tiếng Anh của Bạn tốt.
    http://www.daadvn.org/Duhoc02.html
  4. kuestenkicker

    kuestenkicker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2004
    Bài viết:
    872
    Đã được thích:
    0
    Bạn đã (sẽ) Tốt nghiệp Đại học hệ Chính quy vào loại giỏi (trên 8/10 điểm) tại một Trường Đại học Việt Nam được phía Đức công nhận với thời gian học trung bình là bốn năm (Cử nhân) hay năm năm (Kỹ sư)?
    Tiếng Anh của Bạn trong kỳ thi TOEFL đạt được trên 550 điểm? Chúc mừng Bạn, chính Bạn là một "Hi! Potential"! Các Trường Đại học Đức với các Khóa học Cao học Quốc tế (Master) đang chờ đợi và mong được đón tiếp Bạn. Vì các Trường Đại học Đức công nhận Bằng Tốt nghiệp Đại học của Việt Nam, nên con đường này là con đường ngắn nhất và đơn giản nhất giúp Bạn có thể tiếp thu được những thành tựu tiên tiến tại một Quốc gia phát triển vào bậc nhất trên Thế giới.

    Ngày sẽ có càng nhiều các Khóa học Cao học Quốc tế giảng dạy bằng tiếng Anh cho Bạn lựa chọn. Khi Bạn đã chọn được một hay nhiều Khóa học phù hợp, Bạn download đơn xin nhập học của (các) Khóa học đó và xem (từng) Khóa học yêu cầu thêm của Bạn cụ thể các giấy tờ hoặc điều kiện gì khác và (các) đơn đó (cùng các giấy tờ được sao y, chứng thực và dịch thuật) phải được gởi bằng bưu điện đến địa chỉ nào, Trường Bạn chọn có nằm trong hệ thống các Trường assist không? Để tránh rủi ro mất thư, Bạn nên gửi bằng thư bảo đảm hay nhờ thân nhân tại Đức (nếu có) làm trung gian.

    Như vậy, bộ hồ sơ xin nhập học của Bạn bao gồm tối thiểu:
    Đơn xin nhập học được điền đầy đủ và chính xác bằng tiếng Đức hay tiếng Anh
    Bằng Tốt nghiệp Đại học
    Giấy xác nhận trình độ tiếng Anh (TOEFL, IELTS)
    (Tất cả các giấy tờ Việt Nam phải được sao y, chứng thực và dịch thuật sang tiếng Đức hay tiếng Anh).

    Bên cạnh đó, Trường có thể yêu cầu thêm của Bạn:
    Sơ yếu Lý lịch chi tiết về quá trình Học tập
    Bảng điểm (Học bạ) Trung học
    Bằng Tốt nghiệp Phổ thông Trung học
    Giấy gọi nhập Đại học với điểm thi Đại học
    Bảng điểm chi tiết các Học kỳ đã học
    Luận văn Tốt nghiệp
    Giấy xác nhận Thực tập
    Chứng chỉ tiếng Đức (thông thường của Viện Goethe)
    ?
    Khi Bạn đã gởi đơn xin nhập học cho Trường, thì sau một thời gian nhất định (hai tuần có, 12 tuần cũng có), nếu Bạn hội đủ các yêu cầu của Trường và Trường đồng ý nhận Bạn, Trường sẽ gởi cho Bạn một "Giấy gọi nhập học".

    Nếu Bạn không có điều kiện nào khác để chứng minh tài chính cho Đại sứ quán Đức hay Tổng Lãnh sự quán Đức, thì khi có giấy gọi nhập học nêu trên, Bạn phải liên hệ với Deutsche Bank để mở tài khoản cá nhân đặc biệt (Sperrkonto) tại Đức.
    Hoàn thành xong các bước trên, Bạn ra Đại sứ quán Đức hay Tổng Lãnh sự quán Đức để xin Visa Du học (các giấy tờ và điều kiện cần thiết để xin Visa, Bạn xem trên trang Web của Đại sứ quán Đức).
    http://www.daadvn.org/Duhoc03.html
    Được kuestenkicker sửa chữa / chuyển vào 18:40 ngày 03/09/2005
  5. kuestenkicker

    kuestenkicker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2004
    Bài viết:
    872
    Đã được thích:
    0
    Bạn đã Tốt nghiệp Đại học hệ Chính quy tại một Trường Đại học Việt Nam được phía Đức công nhận với thời gian học trung bình là bốn năm (Cử nhân) hay năm năm (Kỹ sư)?
    Đồng thời Bạn cũng đã Tốt nghiệp một Khóa Cao học Đại học hệ Chính quy tại một Trường Đại học Việt Nam được phía Đức công nhận với thời gian học trung bình là hai năm (Thạc sĩ/Master) vào loại giỏi (trên 8/10) và Luận văn Tốt nghiệp của Bạn mang tính Khoa học cao?
    Tại các Trường Đại học Đức những Chương trình Đào tạo Tiến sĩ, như được thực hiện tại Hoa Kỳ, rất hiếm. Nghiên cứu sinh thường được làm độc lập, riêng lẻ, có nghĩa Bạn phải hoàn thành một Luận án Tiến sĩ quy mô và sau đó Bạn trải qua một hay nhiều kỳ kiểm tra. Thông thường trong khoảng thời gian làm Nghiên cứu sinh này Bạn không tham gia các Khóa học hay Khóa giảng mà tập trung hoàn toàn vào Luận án của Bạn. Thời gian làm Luận án tùy thuộc vào Ngành, chủ đề và kiến thức của Bạn và có thể nằm trong khoảng từ hai năm đến sáu năm. Học vị sau khi làm thành công Nghiên cứu sinh trong các Ngành, ví dụ, Ngữ văn học là Dr. phil., các Ngành Khoa học Tự nhiên là Dr. rer. nat.

    Một đơn xin làm Nghiên cứu sinh thông thường có thể bao gồm các giấy tờ sau:
    Đơn xin làm Nghiên cứu sinh (cũng là mẫu đơn đăng ký học Đại học)
    Giấy chấp nhận đỡ đầu của một vị Giáo sư tại một Trường Đại học
    Bảng điểm (Học bạ) Trung học, Bằng Tốt nghiệp Phổ thông Trung học
    Giấy gọi nhập Đại học với điểm thi Đại học
    Bảng điểm chi tiết các Học kỳ Đại học đã học (Cử nhân/Kỹ Sư và Cao học/Master) và những Bằng Đại học tương ứng
    Khi làm Nghiên cứu sinh bằng tiếng Đức thì Bằng cấp tiếng Đức tương ứng (ví dụ DSH, ZOP, TestDaF) hay khi làm Nghiên cứu sinh bằng tiếng Anh thì Bằng cấp tiếng Anh tương ứng (ví dụ TOEFL)
    Sơ yếu Lý lịch chi tiết về quá trình Học tập, quá trình Nghiên cứu theo trình tự thời gian
    Đề cương Nghiên cứu hay Lãnh vực muốn làm Nghiên cứu sinh và phác họa kế hoạch thực hiện đề tài
    Giấy giới thiệu của hai vị Giáo sư đã hướng dẫn Bạn
    ?
    (Tất cả các giấy tờ Việt Nam phải được sao y, chứng thực và dịch thuật sang tiếng Đức hay tiếng Anh).

    Bạn nên tìm hiểu kỹ Trường yêu cầu thêm của Bạn cụ thể các giấy tờ hoặc điều kiện gì khác và (các) đơn đó (cùng các giấy tờ được sao y, chứng thực và dịch thuật) phải được gởi bằng bưu điện đến địa chỉ nào. Để tránh rủi ro mất thư, Bạn nên gửi bằng thư bảo đảm hay nhờ thân nhân tại Đức (nếu có) làm trung gian.

    Nếu Bạn chưa tìm được một vị Giáo sư tại Đức để hướng dẫn Nghiên cứu sinh, thì Bạn có thể nhờ các Trung tâm Thông tin và Tư vấn của DAAD trong giờ Tư vấn hướng dẫn và giúp đỡ Bạn bước này. Nhưng Bạn lưu ý cho, chỉ những Sinh viên thật xuất sắc mới có thể được mời làm Nghiên cứu sinh.
  6. kuestenkicker

    kuestenkicker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2004
    Bài viết:
    872
    Đã được thích:
    0
  7. rabbit_n_glasses

    rabbit_n_glasses Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay vừa nghe 1 tin là bắt đầu từ 2006, 1 số vùng của Đức (trong đó có Bochum mà tớ đang có ý định) sẽ thu học phí. Tin này do bố của 1 đứa học cùng ở Goethe vừa đi Đức về nói. Chả bít thế nào.
    Các bạn ở Đức check hộ tớ xem có chính xác ko để tớ còn bít mà tính lại. Giúp tớ với nhá! Cám ơn nhìu nhìu!
  8. kulinh

    kulinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    1.917
    Đã được thích:
    0
    kinh tế đang đi xuống trầm trọng nên có khi là chính xác chị ạ
  9. kuestenkicker

    kuestenkicker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2004
    Bài viết:
    872
    Đã được thích:
    0

    Studiengebẳhr - Hỏằc phư ĐH

    Baden-Wẳrttemberg
    Der Baden-Wẳrttembergische Wissenschaftsminister Prof. Dr. Peter Frankenberg erklÔrte am 26.07.2005, dass Baden-Wẳrttemberg zum Sommersemester 2007 allgemeine Studiengebẳhren in Hảhe von 500 Euro pro Semester fẳr alle Studierende im Land einfẳhren wird. Damit ist Baden-Wẳrttemberg das erste Bundesland, das die konkrete Einfẳhrung von Studiengebẳhren im Kabinett beschlossen hat. Zur Finanzierung der Studiengebẳhren sollen Studierende Anspruch auf einen verzinsten Kre*** bei der landeseigenen L-Bank haben, fẳr dessen Ausfallrisiko die Hochschulen haften sollen.
    [Bearbeiten]
    Bayern
    Bayern wollte ursprẳnglich zum Wintersemester 2005/2006 die Studiengebẳhren einfẳhren. Inzwischen wurde der Termin auf das Sommersemester 2007 verschoben. Von den Gebẳhren sollen 10% in einen Innovationsfonds flieYen, um Schwerpunkte in der Lehre zu setzen und ihre QualitÔt in MassenfÔchern zu erhảhen.
    [Bearbeiten]
    Hessen
    Eine Sonderrolle in bezug auf Studiengebẳhren nimmt das Bundesland Hessen ein. Die hessische Landesverfassung schreibt in Artikel 59 fest: "In allen ảffentlichen Grund-, Mittel- und Hochschulen ist der Unterricht unentgeltlich." Die Wiesbadener Landesregierung hatte sich aus diesem Grund auch nicht der Klage gegen das Studiengebẳhrenverbot angeschlossen. Der besagte Artikel geht noch auf die Anfangszeit der Bundesrepublik zurẳck. Man wollte seinerzeit Bildung fẳr alle ermảglichen, um den Geist der NS-Zeit zu vertreiben. Besonders aktiv gegen Studiengebẳhren setzte sich der spÔtere Justizminister Karl-Heinz Koch ein (Vater von Hessens MinisterprÔsident Roland Koch), der als Jura-Student im Jahre 1949 die Abschaffung von Unterrichtsgeldern durchfocht. Weil damals alle Studenten zahlen muYten, klagte er mit anderen und berief sich auf Artikel 59 der hessischen Verfassung. Der Staatsgerichtshof schloY daraufhin die Mảglichkeit von Aufnahmegebẳhren aus. Dabei blieb es dann auch.
    [Bearbeiten]
    Hamburg
    In Hamburg wurden im Sommersemester 2004 erstmals 500 Euro Studiengebẳhren fẳr Studenten erhoben, die nicht in der Metropolregion Hamburg (Stadt plus umgebende Landkreise) wohnen oder die Regelstudienzeit deutlich ẳberschritten haben. Einen Ôhnlichen Plan verfolgt das SPD-gefẳhrte Bremen. Die Erhebung der Studiengebẳhr fẳr Studierende, die auYerhalb der Metropolregion wohnen, wurde im Frẳhjahr 2005 nach einer Klage vorẳbergehend ausgesetzt.
    Wissenschaftssenator Jảrg DrÔger ist einer der vehementesten Befẳrworter der Studiengebẳhren fẳr alle. Die Einfẳhrung einer solchen allgemeinen Gebẳhr ist im Sommersemester 2006 geplant, wobei die Gebẳhr zunÔchst 500 Euro pro Semester betragen soll.
    [Bearbeiten]
    Nordrhein-Westfalen
    In NRW wurden ab dem Sommersemester 2004 Studienkonten eingerichtet, die zu einer Studiengebẳhr von 650 õ,ơ nach oberschreiten der 1,5-fachen Regelstudienzeit und fẳr Zweitstudien fẳhren. Hinzu kommen weitere Gebẳhren (Verwaltungsgebẳhren, Rẳckmeldegebẳhr u.Ô.), die abhÔngig von der jeweiligen Hochschule bei rund 50 - 300 õ,ơ pro Semester liegen. Nach der Regierungsẳbernahme durch CDU und FDP im Sommer 2005 kẳndigte die neue Regierung an, ab dem Sommersemester 2006 es den Hochschulen freizustellen, ob sie Studiengebẳhren einfẳhren mảchten. Es ist davon auszugehen, das Rektoren von tra***ionell roten StÔdten wie Duisburg-Essen, Dortmund und Bochum keine Studiengebẳhren erlassen werden. Paderborn und Dẳsseldorf hingegen muss man die lokalen Entscheidungen abwarten. Die Entscheidung liegt jedoch bei den UniversitÔten selbst.
    [Bearbeiten]
    Sachsen
    Die Studiengebẳhren in Sachsen sind in der SÔchsischen Hochschulgebẳhrenordnung geregelt. Besonders interessant hierbei, dass die Studiengebẳhren hier zwar fẳr den Studenten verbindlich sind, nicht aber fẳr den Freistaat Sachsen. Vielmehr seien beispielsweise fẳr die "Teilnahme an postgradualen Zusatz-, ErgÔnzungs- und Aufbaustudien nach SÔchsHG.Đ22.(1).3" die Gebẳhren im Bereich 40 õ,ơ/Semester .. 1500 õ,ơ/Semester. Hier besteht also sehr deutlicher "Ermessensspielraum", der auch das Potential hat, einzelne unliebsame Studenten mit hảheren Gebẳhren zu belegen. Nach der Rechtskonstruktion muss er im Vorhinein nicht einmal exakt ẳber die Hảhe "seiner" individuellen Studiengebẳhr informiert sein, denn "Die Benutzungsgebẳhr entsteht mit der Inanspruchnahme der Leistung.". Ist diese schon "in Anspruch genommen", dann steht die Studiengebẳhr vielleicht dem Grunde, aber jedenfalls nicht der Hảhe nach fest. Wegen dieser Unspezifiziertheit kảnnte diese Rechtsverordnung daher in Teilen oder vollstÔndig nichtig sein.
    [Bearbeiten]
    Saarland
    Im unionsgefẳhrten Saarland hat es das zustÔndige Kultusministerium der UniversitÔt selbst ẳberlassen, ob sie Studiengebẳhren erhebt. Laut dem AStA des Saarlandes kảnne diese Regelung aber ad absurdum gefẳhrt werden, weil die UniversitÔt nicht genug Finanzmittel von der Landesregierung erhÔlt. Bis Ende 2005 hat die UniversitÔtsprÔsidentin Wintermantel eine gebẳhrenfreie Saar-Uni vorgesehen, doch ab 2006 rechnen die meisten StudentenverbÔnde mit Studiengebẳhren von 500 Euro.
    [Bearbeiten]
    Mecklenburg-Vorpommern
    Das letzte Bundesland, dessen Regierung noch kein StudiengebẳhrenplÔne verảffentlicht hat, ist Mecklenburg-Vorpommern.
    Manche europÔischen Politiker favorisieren nachlaufende (nachgelagerte) Studiengebẳhren. In Australien wurde ein solches Modell 1989 unter dem Namen Higher Education Contribution Scheme (HECS) eingefẳhrt. Die Studenten erhalten ein zinsloses Darlehen und zahlen die Gebẳhren erst dann zurẳck, wenn sie ein Mindesteinkommen erreicht haben (in Australien ab 12.400 Euro Brutto-Jahreseinkommen). Andere favorisieren ein Modell, bei dem alle Studenten Gebẳhren entrichten, einige jedoch ẳber BAfảG bis zu 100 Prozent rẳckerstattet bekommen.
    An privatwirtschaftlichen Hochschulen sind Studiengebẳhren allgemein ẳblich, so z.B. an der UniversitÔt Witten-Herdecke.
  10. kulinh

    kulinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    1.917
    Đã được thích:
    0
    toàn chuẩn bị đi du học mà anh táng tiêng đức thì em pó tay.
    Đại ca dịch sơ lược giùm em với

Chia sẻ trang này